“Lời dạy (Giáo pháp) của Như Lai là để chúng sanh hiểu và áp dụng, càng thực hành theo giáo huấn của Ngài nhiều chừng nào,Chúng ta càng gặt hái được nhiều kết quả lớn lao tương ứng!”
(Thiền sư Thiện Minh)

Đức Bồ Tát khuyên:

  1. Phải thực hiện cho kỳ được những điều đã hứa!
  2. Phải biết từ chối những điều không thể làm được!
  3. Bậc Thiện tri thức không muốn thân cận những người nói dối!

“Yathàvadi tathàkari nói sao làm vậy.

Yathàkari tathàvadi làm sao nói vậy”

Đức Bồ Tát[1] không bao giờ thốt ra lời nào mà chính trong tâm Ngài không nghĩ như vậy.

Chơn thật, là kim chỉ nam của Đức Bồ Tát. Khi đã thốt ra lời rồi, Ngài quyết định phải giữ lời, dầu phải hy sinh tánh mạng cũng phải ưng chịu.

Bồ Tát tôn trọng lời nói của người, như tôn trọng lời nói của chính mình.

Bồ Tát không nói hết tất cả sự thật:

– Ngài không nói ra những sự thật nào mà không đem lại cho lợi ích kẻ khác.

– Trái lại, sự thật nào có lợi cho kẻ khác, dầu có bị thiệt hại đi nữa Ngài cũng nói.

Kinh Sutasoma[2] được chép lại tích vị Bồ Tát hy sinh thân mạng để giữ lời hứa:

“Giống như sao mai mà ta thấy buổi sáng trên trời! Ngày nào cũng như ngày nấy, lặng lẽ xuất hiện nơi vị trí của nó không chút sai chạy. Năm tháng trôi qua, sao mai vẫn y hẹn.

Lời nói của bậc thiện tri thức cũng giống như vậy, phải đúng như vậy không khi nào lệch khỏi sự thật, không hề sai hẹn”.


Tham khảo:

  • [1] Kinh Harita Jataka số (431)
  • [2] Sutasoma (số 363)