“Như Lai chưa từng thấy một pháp nào khác, có thể mang lại vô lượng phước báu, tăng trưởng lợi ích vô cùng thù thắng cho những người có Tâm được trau dồi bởi Thiền Định”.
(Pháp Cú Kinh)

  Thiền (Jhāna)

Phật giáo đánh giá lớn lao về sự nhấn mạnh trên Tâm:

“Tâm là đi trước (dẫn đầu) của tất cả những trạng thái; Tâm là thủ lĩnh, Tâm tạo ra chúng”.[1]

“Không có một cái gì khác có thể mang lại những lợi ích lớn lao đến con người nhiều hơn, như một cái Tâm được thuần dưỡng, canh phòng và trau dồi”.

Tâm là khó để điều khiển, Tâm tự nó đi xa và rộng, không thấy rõ, khó nhận ra, thay đổi một cách mau lẹ, di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác.

Tâm bị nhơ bẩn một cách dễ dàng bởi những phẩm chất bất thiện không lành mạnh như tham lam, đố kỵ, sân giận, ảo tưởng, v.v… làm cho cá thể không yên và lo âu. Tâm sẽ được điều khiển và làm cho an tịnh bằng phương pháp Thiền.

Có hơn bốn mươi thể loại Thiền được miêu tả trong những bài giảng Phật giáo.

Thể loại Thiền nào thích hợp với mỗi cá thể và nhờ đó hành giả dễ dàng phát triển được năng lực Tâm, cần phải được lựa chọn, ví dụ như:

  1. Thiền trên đề mục: Phát triển tâm Từ Ái (mettā bhāvanā) 

– Trục xuất sự giận hờn, ác tâm.

  1. Thiền trên đề mục: Phát triển tâm Bi Mẫn (karunā bhāvanā)

– Trục xuất tính hung ác.

  1. Thiền trên đề mục: Phát triển tâm Hoan Hỷ (muditā bhāvanā)

 – Trục xuất Tâm ghen tỵ, ích kỉ và đố kỵ.

  1. Thiền trên đề mục: Phát triển tâm Xả Ly (upekkhā bhāvanā)

– Trục xuất Tâm không ưa thích, những cái hành giả ghét và những đối tượng tham muốn, dính mắc…

  1. Thiền trên đề mục: Tử Thi (asubha)

– Sự tan rã của tử thi qua nhiều giai đoạn…

– Trục xuất tâm chấp thủ, tham muốn dục ái.


Việc hành Thiền mang lại nhiều lợi ích lớn không thể nghĩ bàn.

Như Đức Phật dạy trong Từ Bi Kinh (metta sutta) rằng:[2]

Những hành giả tập Thiền trên đề mục phát triển tâm Từ Ái (mettā bhāvanā) sẽ được 11 loại phúc lành, lợi ích như:

  1. Tâm được an vui, dễ dàng vào giấc ngủ.
  2. Giấc ngủ không bị ác mộng.
  3. Khi thức dậy, Thân, Tâm an nhàn, thư thái, nhẹ nhàng…
  4. Được sự thân mật của loài người.
  5. Được sự mến yêu và hộ trì của Chư Thiên và những chúng sanh khuất mặt.
  6. Dập tắt được tính tình nóng nảy, cáu ghét, giận dữ dễ dàng.
  7. Có được sự định Tâm nhanh chóng (hành giả sẽ được định Tâm nhanh chóng và sáng suốt hơn khi muốn hành xử điều gì).
  8. Tâm thường được an vui và có khuôn mặt sáng.
  9. Có thể tránh được những chất độc dược, rắn, rết và gậy gộc, gươm đao…
  10. Khi chết không có sự bất an và hoang mang.
  11. Người chứng đạt được pháp Thiền Rải Tâm Từ Ái này sẽ tái sanh về cõi Trời Đại Phạm Thiên (brahma realm) sau khi chết.

Thiền Phật giáo có hai loại chính:

Thiền Định (samatha bhāvanā) Thiền Tuệ (vipassanā bhāvanā).

  1. Thiền Định: Làm cho Tâm an tịnh, phát triển nhiều năng lượng, tăng cường sức khỏe dồi dào cho Thân thể và phát huy nhiều năng lực cao quý cho Tâm thức, làm nền tảng căn bản để phát huy Thiền Tuệ.
  2. Thiền Tuệ: Phát triển trí tuệ, vô minh được dần dần loại bỏ và hành giả sẽ thấy được sự thật vận hành nơi Tâm thức như chúng đang là:
  • Sự VÔ THƯỜNG (anicca) của các Pháp trong Thân, Tâm.
  • Sự bất toại nguyện KHỔ (dukkha) của các Pháp trong Thân, Tâm.
  • Sự trống rỗng hay sự VÔ NGà(anatta) trong Thân, Tâm.

Cả hai loại Thiền Định và Thiền Tuệ, đều là cốt lõi chính cho tiến trình phát triển hạnh phúc từ mức độ thế gian, đến hạnh phúc xuất thế gian chứng ngộ Niết Bàn.

Thiền có thể thực hành trong bốn oai nghi như: đi, đứng, ngồi, nằm. Điều tốt nhất cho cuộc sống nên thực tập ít nhất vài phút trong mỗi ngày.

Phương pháp Thiền “Chánh niệm trên hơi thở ra và hơi thở vào” hay còn gọi là phương pháp Ānāpānassati đã được Đức Phật giới thiệu, tán dương và chiếm một vị trí khá cao.


Chủ yếu trong sự thực hành của phương pháp Thiền chánh niệm trên hơi thở là:

  • Chọn một nơi yên tĩnh, ngồi trong tư thế thoải mái, thả lỏng.
  • Tập trung trên hơi thở vào và hơi thở ra, phát triển sự Chánh niệm (sự hay biết) trên hơi thở đi vào lỗ mũi và hơi thở đi ra khỏi cơ thể, bởi cảm giác sự xúc chạm của gió tại vùng da quanh cánh mũi hoặc vùng da dưới mũi.
  • Lúc khởi đầu, Tâm đi lang thang (do nhiều phóng tâm) nên cần tinh tấn để duy trì sự Chánh niệm “Tâm hay biết” (sự vào ra của hơi thở). Lặp đi, lặp lại và thường xuyên trau dồi, hành giả có thể tập trung Chánh niệm được trên hơi thở trong khoảng thời gian dài.
  • Chánh niệm trên hơi thở là thực hành sự tập trung tinh thần, chứ không phải là bài tập luyện về hơi thở.
  • Sự tập trung tinh thần cao độ đạt được xuyên qua biết cách Chánh niệm trên hơi thở.
  • Một khi Tâm được tập trung đúng cách, đúng mức và do đó năng lực Tâm sẽ phát triển sự bình an tự tại, hạnh phúc và nhiều trạng thái cao thượng.

Xem video hướng dẫn thực hành Thiền Hơi Thở: Tại đây.


Lời động viên của Đức Bổn Sư đến Đại đức Ananđa:

 Hãy tập hành Thiền này Ananda! Không nên chậm trễ, e rằng con sẽ ân hận về sau. Đây là lời truyền dạy của Như Lai đến con”.[3]

“Dunniggahassa lahuno
Yattha kamanipatino
Cittassa dammatho Sadhu
Cittam dantam sukhavaham”.
[4]

“Quả thật vậy, nhờ vào sự hành Thiền mà Tâm lang thang bất định được kiềm chế! Người kiềm chế được Tâm mang đến hạnh phúc.”


Tham khảo:

  • [1] Dhammapadā-1.
  • [2] The teaching of the Buddha higher level volume II p.101.
  • [3] Essential of Buddhism, (note. 19).by Dr. S.A Ediriweera – Srilanka.
  • [4] 35.