“Mọi hành động, lời nói hoặc tâm ý đều có thể tạo ra Nghiệp lành hay Nghiệp dữ. Tuy nhiên Nghiệp chỉ được tạo thành khi và chỉ khi có sự Tác ý, chủ tâm (cetana) vào hành động đó mà thôi!”
(Thiền sư Thiện Minh)

Phật đã dạy cho một con đường đơn giản để phân biệt tốt xấu[1]:

“Nếu hành động của bạn làm tổn hại đến chính bạn, đến người khác hoặc đến cả hai là bạn và người khác, hành động như thế chẳng nên làm! Vì đó là việc làm không thiện xảo, bất thiện hoặc xấu xa”.

“Nếu hành động của bạn không làm tổn hại đến chính bạn, đến người khác hoặc đến cả hai là bạn và người khác, hành động như thế nên được thực hiện! Vì đó là thiện xảo, phúc lành, bổ ích và tốt đẹp”.

Đức Phật nhấn mạnh về sự suy nghĩ, cân nhắc xét đến khi thực hiện một hành động:

  1. Suy nghĩ cân nhắc thận trọng trước khi hành động.
  2. Suy nghĩ cân nhắc thận trọng trong khi hành động.
  3. Suy nghĩ cân nhắc thận trọng việc xảy ra sau khi hành động.

“Người nên thường xuyên tự trau dồi, quán chiếu đến sự trong sạch về hành động, lời nói và hoạt động của tâm.

Tự suy nghĩ từ chính mình và suy ra người khác, xét đến người khác rồi suy lại về mình.

Một trạng thái khiến tôi không vừa lòng hoặc hạnh phúc, thì điều đó cũng mang đến cho người khác tương tự như vậy.

Luôn luôn ghi nhớ cân nhắc trước mọi sự suy nghĩ, mọi lời nói và trong hành động.

Cho tốt ta trở về lòng tốt. Cho xấu ta trở về lòng tốt. Vì vậy Ta đạt đến sự tốt lành”.[2]

Trong sự quyết định các vấn đề luân lý phức tạp, Đức Phật chủ trương xem xét:

  1. Lương tâm của con người.
  2. Quan điểm của thế giới và tham khảo về quy luật của vũ trụ “Dhamma” hay là những điều Phật dạy.

Vì từ bỏ một hạnh phúc nhỏ hơn, nên người có thể thật sự nhận thức được một hạnh phúc lớn hơn. Các bậc thiện tri thức vì nhìn thấy được những sự an vui hạnh phúc lớn lao, nên đã từ bỏ những điều vui và hạnh phúc nhỏ hơn.


Tham khảo:

  • [1]Essentials of Buddhism. by Dr. S.A. Ediriweera- Srilanka
  • [2]The Buddha