Sự giống nhau về Nguyên Nhân gây ra bệnh từ tâm lý, tinh thần của hai nền Y học Đông Phương và Tây Phương:

Nghiên cứu của Y học Tây Phương về Tâm lý, tánh khí, thói quen của con người… là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh tật.

Ngày nay, Y học đã khẳng định mối liên quan mật thiết giữa tinh thần và các bệnh thực thể thông qua các phản ứng: THẦN KINH – NỘI TIẾT – MIỄN DỊCH, ba yếu tố trong hệ thống này có ảnh hưởng qua lại mật thiết lẫn nhau trong quá trình thích ứng của cơ thể với những đòi hỏi của môi trường.

Stress thường mang một ý nghĩa tiêu cực, bởi vì chúng ta luôn gắn stress với sự sợ hãi, tức giận, căng thẳng, đó là những cảm xúc làm chúng ta khó chịu.

Tuy nhiên, một sự vui sướng, một thành công, cũng dẫn đến những phản ứng về mặt cơ thể như: sự căng cơ, mệt mỏi, tăng nhịp tim, nhịp thở, tăng huyết áp…

Cả hai dạng stress này đều đòi hỏi cơ thể có một “sự cố gắng” phản ứng để thích nghi. Nếu phản ứng phù hợp, thì cơ thể hưởng lợi; nếu phản ứng không phù hợp, cơ thể sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi 2.

Kết luận của giới Y Khoa và các nhà tâm lý học 3, đã mở ra một cách phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả cho con người thông qua việc tự điều chỉnh tính cách và trạng thái tâm lý của bản thân:

  1. Bởi vì, phần lớn các loại bệnh tật đều có liên quan đến cá tính, đức tin, quan điểm sống, thói quen của các phản ứng, cách suy nghĩ của các trạng thái tinh thần, những nỗi lo sợ, mặc cảm, cũng như cách nhìn nhận về môi trường sống…
  2. Chẳng hạn như Glaudius Galen (130- 200) một trong những thầy thuốc nổi tiếng nhất thời cổ đại, được mệnh danh là nhà ung thư học đầu tiên của nhân loại đã từng kết luận rằng: “Buồn phiền, sợ hãi và u sầu ở phụ nữ có thể dẫn đến bệnh ung thư vú”. Gần 2.000 năm sau, các nghiên cứu tiến hành ở Na Uy vừa được giới thiệu tại đại hội – hiệp hội Bác Sĩ tâm lý trị liệu Mỹ cũng có kết quả tương tự.
  3. Những cá nhân thường xuyên sợ hãi hay rơi vào trạng thái u sầu, trầm cảm, là đối tượng nguy cơ bị đe dọa ngã bệnh ung thư cao nhất! Kết quả nghiên cứu trên 62.000 phụ nữ ung thư vú ở Na Uy cho thấy: nguy cơ ngã bệnh U ác tính ở đối tượng có phản ứng sợ hãi trước các tình huống trong cuộc sống cao hơn khoảng 25% so với đối tượng phản ứng bằng trạng thái tâm lý bình thường.
  4. Đó là vì tâm trạng yếu đuối, sợ hãi, u sầu hay trầm cảm, tự ti, đã gây ra trạng thái mất cân bằng giữa estrogen, progestogen và prolaktyn – là trạng thái thích hợp cho sự phát triển những căn bệnh về vú, bao gồm cả việc sinh ra các u lành tính và u ác tính.

Một số dẫn chứng cụ thể:

Kết luận này, một lần nữa khẳng định phương pháp dựa vào trắc nghiệm tâm lý (tính tình) con người để chẩn đoán bệnh Ung thư, do hai nhà tâm lý học người Mỹ là Ronald Drossarth Maticek và Hans Eysenck khởi xướng từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, hiện đang áp dụng ở nhiều bệnh viện là có cơ sở.

Viện nghiên cứu Ung Thư Mỹ còn cho biết có thể chẩn đoán đúng bệnh Ung thư như: khỏi hay không khỏi; u mọc ở chỗ nào, to hay nhỏ, là căn cứ vào trạng thái tâm lý của người bệnh.

Tâm mới là gốc, trạng thái tâm lý tốt, luôn tin tưởng, thanh thản, lạc quan, quên bệnh tật, điều trị sẽ mau khỏi. Trạng thái tâm lý xấu, nóng giận, lo buồn… làm suy yếu công năng miễn dịch, dễ sinh ra bệnh Ung Thư và các bệnh truyền nhiễm khác, khiến việc điều trị mất công hiệu.

Giám đốc viện Ung Bướu Hoàng Gia Anh, Giáo Sư Tiến Sĩ Dolat-Xteven phát biểu rằng:

“Điều thật trớ trêu là cả nguyên nhân gây bệnh lẫn cách phòng trị bệnh, lại có sẵn trong chính con người 4”.

Để phòng tránh và giảm nhẹ sự tiến triển của căn bệnh ung thư, đặc biệt ở phụ nữ – những đối tượng mẫn cảm với nỗi sợ hãi và u uất, các nhà khoa học khuyên chúng ta nên cố gắng rèn luyện tính gan dạ, mạnh mẽ và duy trì, phát triển sở thích phiêu lưu, mạo hiểm!

Những nghiên cứu của GS. Renee D.Goodwin thuộc Đại học Colombia, New York cũng chứng minh được rằng, người mắc chứng sợ hãi dễ bị nhiễm vi khuẩn Heicobacter pylori – là thủ phạm gây ra đủ các chứng viêm nhiễm đường tiêu hóa.

Những người có cá tính thuộc typ A (tham vọng thái quá và khao khát dành chiến thắng bằng mọi giá) thường hay bị nhồi máu cơ tim hơn người bình thường. Stress và những cảm xúc mạnh đóng vai trò quan trọng trong khả năng xuất hiện những bệnh như đau dạ dày, tăng huyết áp, đau lưng, viêm da, béo phì và thiếu máu…

Các nhà tâm lý học đã đúc kết những mối quan hệ giữa đặc điểm tính cách về tinh thần của con người và những căn bệnh thân thể tương ứng với chúng như:

  • Nóng tính: dễ cao huyết áp.
  • Hiếu thắng: dễ viêm loét dạ dày. Bệnh này có mối quan hệ khá mật thiết với tình cảm, tâm lý và tính cách của người bệnh, thích tranh cãi, tính cách quá cẩn thận, tỉ mỉ, cố chấp, rất dễ xúc động, vui, buồn thất thường.
  • Tâm lý không ổn định: dễ mắc bệnh đau đầu.
  • Hướng nội, ỷ lại: dễ mắc bệnh hen suyễn, v.v…

Giận dữ sẽ tác động như thế nào lên các cơ quan của cơ thể?5

Một bệnh viện lớn tại Mỹ đã phân tích và nghiên cứu 621 bệnh nhi bị suy nhược cơ thể, kết quả cho thấy: tình trạng bệnh lý của trẻ em có nguyên nhân là các bà mẹ thường xuyên lên cơn giận những lúc cho con bú, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, trong sữa của các bà mẹ ấy đều có độc tố, nếu cho trẻ uống thường xuyên hệ miễn dịch sẽ suy giảm nghiêm trọng.

  1. Đối với não bộ: 

– Giận sẽ phá hoại nhịp điệu hưng phấn và ức chế hoạt động bình thường của đại não, làm tế bào não nhanh chóng bị lão hóa. Khi tức giận, một lượng lớn máu lên não gây áp lực trên thành mạch não. Khi đó, độc tố trong máu lớn, dưỡng khí ít, đó chính là thuốc độc đối với tế bào não. Suy nghĩ rối loạn khi ta tức giận đó chính là lúc đại não thiếu dưỡng khí.

  1. Đối với tim: 

– Lượng máu lớn dồn lên não và mặt khiến cho tim thiếu máu và cơ tim thiếu oxy, tình trạng tức giận kéo dài có thể làm rối loạn nhịp tim, đe dọa đến tính mạng.

  1. Đối với gan: 

– Khi tức giận, axit mỡ tự do trong gan gia tăng, tế bào chứa độc tính trong chất đó nguy hiểm cho sức khỏe.

  1. Đối với da:

– Tức giận máu dồn lên mặt, trong khi đó dưỡng khí trong huyết dịch ít đi, độc tố axit mỡ tăng, những độc tố này kích thích nang lông, gây viêm nhiễm nang lông ở mức độ nông sâu khác nhau, làm xuất hiện các bệnh trên da như tàn nhang.

  1. Với hệ miễn dịch:

– Khi tức giận, đại não sinh một loại protein áp lực, nếu nhiều gây rối loạn hoạt động của tế bào miễn dịch, hệ thống miễn dịch suy giảm.

  1. Với dạ dày: 

– Khi tức giận, làm tế bào đại não rối loạn, dẫn đến thần kinh giao cảm hưng phấn, làm lượng máu trong dạ dày và ruột giảm, nhu động ruột giảm, dịch vị tăng, có thể dẫn đến loét dạ dày.

  1. Với phổi: 

– Khi tinh thần bị kích động, lượng huyết dịch qua phổi tăng cao, nhu cầu oxy cũng tăng lên, công việc của phổi cũng tăng theo tương ứng (thở gấp), màng phổi phải giãn nở không ngừng, không có thời gian co lại, do vậy phổi  không có cơ hội nghỉ ngơi, gây nguy hại cho sức khỏe của phổi.

 

Tác giả: Thiền sư Thiện Minh (Varapañño)
        – Tiến sĩ Phật học (Srilanka) –


Chú thích:

  • [2] Bác Sĩ Trịnh Tất Thắng Giám đốc Bệnh viện Tâm Thần TPHCM
  • [3] Sức Khỏe và Đời Sống (thứ 3/05/July/2011)
  • [4] Dưỡng sinh tâm năng
  • [5] Thuốc và sức khỏe (2011-07-12)