* Thể loại: Sách ấn tống, cúng dường, cho tặng.

            * Số Trang: 262 trang

            * Tác giả: Thiền sư – TS – ĐĐ Thiện Minh.

            * Tải file PDF: tại đây


Lời tác giả

Pháp môn niệm 9 ân đức Phật là một trong những cách hữu hiệu và đơn giản nhất, có thể giúp hành giả đạt được mức độ định tâm thiền định làm phát sinh phước đức, tăng trưởng năng lực sung mãn cho hạnh phúc của thân tâm. Đồng thời phát huy trí huệ sáng suốt và đặc biệt nhất là làm căn bản nền tảng cho một ĐỊNH TÂM tối thiểu nhất, để rồi tiến vào các thánh đạo tuệ, thánh quả tuệ bằng các pháp thiền tuệ quán kế tiếp, đây là mục đích chính yếu, tối hậu và cao thượng nhất trong truyền thống Phật giáo nguyên thủy.

Ðối với hàng con Phật là những bậc thiện trí nói chung, niệm tưởng 9 ân đức của Phật là một thực hành có ý nghĩa cao quý, cao thượng nhất!

Mỗi lần niệm tưởng đến ân đức của Ngài, sự hiểu biết về Ðức Phật được tăng trưởng, lòng thành kính, thương quý, tin tưởng, biết ơn, khiêm cung, cũng như tâm nguyện học tập theo con đường của Ngài thường được nhắc nhở, khơi dậy, củng cố vững chãi và thăng hoa hàng ngày nơi tâm chúng ta.

Những tâm sở thiện “niệm tưởng đến Ân Đức Phật” này chính là nguồn sức mạnh tâm linh vô cùng thiêng liêng màu nhiệm cao quý hiếm hoi, v.v… hỗ trợ, nâng đỡ người con Phật chúng ta trên rất nhiều phương diện sinh kế… trong cuộc sống, nhất là tâm tinh tấn và kiên trì tiến bước trên đường gieo nhân tác phước, vun bồi thiện nghiệp hướng về sự giác ngộ cao thượng.

Theo ngôn ngữ Pali, Ân đức Phật là: Buddha Guna. Niệm tưởng ân đức Phật là Buddha-nussati. “Anu”có nghĩa là lặp đi, lặp lại. “Sati” có nghĩa là chánh niệm. Buddha-nussati có nghĩa là niệm nhiều lần và quán tưởng sâu sắc về các ân đức của Phật.


Mỗi ân đức Phật bao gồm có 2 phần chính:

  1. Ý nghĩa thứ nhất có tính trừu tượng theo âm thanh niệm niệm nơi tâm
  2. Ý nghĩa thứ hai quán tưởng đến Đức tướng (32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của ngài). Cũng như về những trạng thái tâm lý sinh khởi về những ân đức cao quý của Ngài.

Có tất cả 40 đề mục trong lời dạy uyên nguyên của Đức Phật trong kinh Nguyên Thuỷ. Trong đó có 4 đề mục cơ bản cho tất cả Phật tử cũng như các bậc thiện trí tiến hành thiền định, gọi là 4 đề mục bảo hộ cho cuộc sống hằng tăng trưởng phước đức và tiến về giải thoát:

* Tám Ð mc nim tưởng ân đức Pht:

– Giúp hành giả tăng trưởng đức tin trong sáng nơi Tam Bảo.

* Hai Ð mc quán tưởng thân bt tnh:

– Giúp hành giả phát triển trí sang suốt bởi nhờ nhàm chán thân ô trược và tiến đến diệt trừ tâm tham ái.

* Ba Ð mc nim tưởng s chết:

– Giúp hành giả không dễ duôi, thấy rõ sự tạm bợ ngắn ngũi của kiếp sống trong hiện tại, do đó phát triển tâm cố gắng tinh tấn tự nhiên, để chứng đạt những pháp bảo cần chứng đạt trong hành thiền hướng về giải thoát.

* Bốn Ð mc nim ri tâm t:          

Giúp hành giả tâm được mát mẽ an lạc, tiêu diệt tâm sân hận, nóng giận không vừa lòng, đồng thời làm cho chúng sinh cũng được an lạc dễ chịu, thương yêu lẫn nhau, thuận lợi cho việc vun bồi phước thiện của hành giả.


Trong 4 đề mục này, Ân đức Pht là đề mục hàng đầu của các pháp hành thiền định được Đức Phật vô cùng tán dương và nhắc nhở:

NIM TƯỞNG ÂN ÐC TAM BO

“Aranne rukkhamùle và,
sunnàgàre va bhikkhavo.
Anussaretha Sambuddham,
bhayam tumhàka no siyà.
No ce Buddham sareyyàtha,
lokajettham naràsabham.
Atha dhammam sareyyàtha,
niyyànikam sudesikam.
No ce dhammam sareyyàtha,
niyyànikam sudesikam.
Atha samgham sareyyàtha,
punnakkhettam anuttaram.
Evam Buddham sarantànam,
dhammam samghanca bhikkhavo.
Bhayam và chambhitattam và,
lomahamso na hessati”.

(Samyuttanikàya, phn Sagàthàvagga, kinh Dhajaggasutta.

“Này chư T khưu!

nơi rng sâu, nơi ci cây,
N
ơi thanh vng, trong am vô ch,
Các con ni
m tưởng đến Ðc Pht,
S
hãi không sanh đến các con.

Nếu không nim tưởng đến Ðc Pht,
B
c vô thượng cao c chúng sinh,
Các con ni
m tưởng đến Ðc Pháp,
Mà Ð
c Thế Tôn đã thuyết ging.

Nếu không nim tưởng đến Ðc Pháp,
Mà Ð
c Thế Tôn đã thuyết ging,
Các con ni
m tưởng đến Ðc Tăng,
Ph
ước đin cao thượng ca chúng sinh.

Này chư T khưu!

Ði vi các con thường nim tưởng.
Ð
c Pht, Ðc Pháp và Ðc Tăng,
S
hãi run s, rn tóc gáy,
Không bao gi
sanh đến các con!


Niệm Ân Ðức Phật là niệm tưởng đến Ân Ðức của Ðức Phật (không phải niệm đến danh hiệu Ðức Phật Bổn Sư Thích Ca – Gotama), mà chính là pháp thực hành thiền định trên đề mục:

Nim tưởng đến Ân Ðc Pht, là Ân đức vô thượng thiêng liêng của Đức Phật, cũng chính là một trong 4 đề mục thiền định cơ bản trên. Ân Ðức Phật vô cùng vi tế, sâu sắc, rộng lớn, vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn.

Ðức Phật dạy:

“Itipi so Bhagavà Araham, Sammàsambuddho, Vijjàcaranasampanno, Sugato, Lokavidù, Anuttaro purisadammasàrathi, Satthàdevamanussànam, Buddho, Bhagavà”. (Kinh Dhajaggasutta).

 Bao gồm có 9 Ân Ðức Phật, mỗi Ân Ðức Phật có nhiều ý nghĩa vi tế, sâu sắc, rộng lớn, vô lượng vô biên… để hiểu rõ ý nghĩa chẳng phải là việc đơn giản dễ dàng, tuy nhiên, người con Phật chỉ cần ghi nhớ những ý nghĩa thiết yếu để cũng cố cho mình một cơ sở nền tảng đức tin trong sạch quý báu nơi Ðức Phật để sống theo và phát triển thiện pháp.

Pháp hành niệm tưởng Ân Ðức Phật không chỉ là đề mục thiền định có khả năng chứng đạt đến cận định, mà còn có thể làm nền tảng để tiến hành thiền tuệ dẫn đến sự chứng ngộ chân lý, v.v… và Niết Bàn nữa.

Như Ðức Phật dạy:

“Này chư T khưu, pháp hành tu nim Ân Ðc Pht khi đã tiến hành một cách thun thc, chc chn dn đến phát sanh s nhàm chán trong ngũ un, danh pháp – sc pháp này, để tn dit tâm tham ái, sân hn, si mê; để làm vng lng mi phin não; để phát sanh trí tu thin tu thy rõ biết rõ trng thái vô thường, trng thái kh, trng thái vô ngã dẫn đến chng ng chân lý,  v.v… và Niết Bàn”.                                                                       

(Anguttaranikàya, phn Ekadhamma -vagga.)

Tác giả: Thiền sư – Đại Đức Thiện Minh
Tiến Sĩ Phật Học & Pali (Srilanka)