Nội dung bài viết - Contents

LỢI ÍCH CỦA THIỀN NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT (Buddhanussati)

Tất cả 40 loại đề mục thiền định, đều có mục đích chung, đó là kỹ thuật đốt cháy phiền não, nghiệp chướng, để định tâm an trú trên một đề mục thiền định tương ứng duy nhất, giúp hành giả không phải bị phóng tâm từ chuyện nầy đến việc kia!

Riêng với thiền định, trên đề mục niệm 9 ân Đức của Chư Phật vô cùng thiêng liêng, vi tế, sâu sắc, cao siêu, bao la, rộng lớn vô lượng vô biên, uy linh tối thượng nhất trên thế gian!

 * Vì vậy, sẽ giúp tâm của hành giả:

+ Có cơ hội quý báu, để dễ dàng vượt qua, phá vỡ, đốt cháy những cảm giác đau, nhức, tê, mỏi, khó chịu, bức bách, không hài lòng, v.v… do vô minh tạo trữ lỗi lầm, nghiệp chướng, được kết tinh và tích luỹ ngũ ngầm trong tâm thức từ vô lượng kiếp đến nay!

+ Phá tan 5 trạng thái tâm chướng ngại (nivarana), ngăn chặn sự phát triển đại thiện tâm, sự hạnh phúc và trí tuệ sáng suốt, như là “kẻ thù truyền kiếp” của chính chúng ta, đó là:

  1. Sân tâm – byapada: (nóng nảy; oán thù; căm ghét; đố kỵ; ghanh tỵ,…);
  2. Tham tâm – kamachanda:(tham đắm sáu trần cảnh: sắc; thanh; hương; vị; xúc; pháp).
  3. Hôn trầm – thinamiddha: (buồn ngũ; dã dượi; lười biếng; dễ duôi; thân tâm mờ tối, bải hoải, đần độn, si mê, tâm lơ mơ mờ tối, mất chí tiến thủ và những hoạt động tích cực; là trạng thái tâm sinh ra phần lớn sự ô nhiễm, lỗi lầm và tiêu cực, v.v…).
  4. Trạo cử – hối hận – Uddaccakukucca:(là sự tán loạn, không vắng lặng và phóng dậtcủa tâm; ý thức tội lỗi được đánh thức dậy bởi sự phạm giới, thái độ hối hận, ăn năn của tâm, khiến người luôn luôn phóng tâm, hết chụp bắt và dính mắc từ việc nầy sang việc khác, chẳng khi nào được bình yên, v.v…).
  5. Hoài nghi – vicikiccha:(không có đức tin một cách trong sáng về quy luật vận hành của nguyên nhân và kết quả:  Như làm việc tốt không có phước và làm điều xấu không có tội! hoặc không có đức tin về nghiệp và quả của nghiệp!                                               

* Nghi ngờ hay phân vân đối với đức Phật:

+ Không biết có hay không sự hiện hữu của một đấng giác ngộ, với sự hoàn hảo tất cả phẩm chất cao quý, tối thượng của một vị Phật?!

+ Nghi ngờ tính nhân quả của Giới Định Tuệ trong việc dẫn đến sự đoạn tận khổ đau v.v…để đạt đến trạng thái an tịnh, và minh tuệ, v.v… đó là nguồn hạnh phúc vô lượng vô biên, không thể lấy gì so sánh hay đánh đổi được!

(A). Lợi Ích Trong Kiếp Hiện Tại

Thiền đúng cách, là kỹ thuật tuyệt vời để thiêu cháy, dập tắt mọi phiền não, tăng cường sức khoẻ cho cơ thể, không những hỗ trợ điều trị cho nhiều loại bệnh tật nan y (mạn tính), mà còn tăng cường sức đề kháng nội tại, hoá giải được nhiều mầm mống sinh bệnh, khả năng ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh, khả năng tự điều trị nhiều loại bệnh lý cho cơ thể một cách tuyệt vời,…

Thiền có thể khai phá và phát triển đồng thời 3 nguồn tài sản tiềm năng vô giá vĩ đại trong con người đó là:

          (I). Khai phá và Phát triển kho tàng Tiềm Năng về sức mạnh vô cùng lớn lao của Tâm hồn (Tinh Thần).   

          (II). Khai phá và Phát triển kho tàng Tiềm Năng về sức khoẻ vô cùng lớn lao của Thân thể (Cơ thể).                                   

          (III). Khai phá và Phát triển kho tàng Tiềm Năng về trí tuệ thấy biết một cách vô cùng đặc biệt và sâu sắc (tinh thần).

(I). Khai phá và Phát triển kho tàng Tiềm Năng về sức mạnh vô cùng lớn lao của Tâm hồn (Tinh Thần), đó là:

(A). Đối trị, hoá giải, và loại bỏ một cách tuyệt vời hầu hết nhiều loại phiền não tiêu cực trong tâm hồn như:

          1. Sự thống khổ, trái ý nghịch lòng, các loại Stress lo âu thái quá trong đời sống,…
          2. Đau thương, oan ức, chán chường trầm cảm,…
          3. Những nỗi đau đớn mất mát lớn trong tình yêu lứa đôi, trong hôn nhân,…
          4. Thăng trầm phá sản về kinh tế, v.v… theo hướng tiêu cực, bi quan không lối thoát! v.v…

(B). Phát sinh và phát triển đồng thời hầu hết những trạng thái tinh thần cao quý tích cực sau đây nơi nội tâm:

          5. Phát sinh và phát triển nguồn bình an, hạnh phúc vô bờ bến nơi nội tâm!

          6. Tâm hồn thường được thanh thản, an vui, hạnh phúc,… như chưa từng có được trong đời!

          7. Lòng Nhân ái đến với ngừơi khác chúng sanh khác.

          8. Tâm sáng suốt biết cách Buông xả, giảm hoặc không còn bị ràng buộc dính mắc trên nhiều đối tượng – những vấn đề có khả năng nguy hại đến sức khoẻ của bản thân.

          9. Tâm hồn Rộng lượng cảm thông và lạc quan yêu đời nhiều hơn,…

          10. Đức tính Kiên nhẫn dũng mãnh hơn, trước nhiều vấn đề nan giải trong đời,…

          11. Tính cách không vội vàng bấn loạn và giữ được sự an tĩnh của nội tâm, thư thái để xử lý trước nhiều sự việc ngoài ý muốn bất ngờ xảy đến!

          12. Quyết tâm cao, nghị lực lớn trước nhiều công việc lợi ích thiết thực cho mình hoặc và cho cộng đồng,…

          13. Tâm hồn Nhân cách Chơn chánh cao quý được phát triển,v.v…

(II). Khai phá và Phát triển kho tàng Tiềm Năng về sức khoẻ vô cùng lớn lao của Thân thể (Cơ thể) –  như là một hệ quả tự nhiên do quá trình (I) mang lại, đó là:

2a. Tăng cường sức khỏe, sự tráng kiện của cơ thể!

2b. Sức khỏe sự vận động được tăng cường bền bỉ và dẻo dai tuyệt vời hầu hết mọi sinh hoạt trong cuộc sống, v.v…

2c. Đặc biệt thiền niệm Ân Đức Phật giúp hành giả có thể hỗ trợ chữa trị được rất nhiều loại bệnh tật có tính chất nan y như:

  1. Nhiều loại bệnh lý Ung Thư các giai đoạn 1;2;3.
  2. Các chứng bệnh Cao huyết áp vô căn (mãn tính);
  3. Các chứng bệnh về cột sống như thoái hoá đốt sống,…
  4. Viêm xoang cấp tính và mãn tính;
  5. Viêm các khớp, các chứng viêm đa khớp cấp tính, mạn tính, v.v…
  6. Các loại bệnh lý suy nhược cơ thể kéo dài.
  7. Các loại bệnh lý đau nhức mỏi cơ năng (không rõ nguyên nhân)…
  8. Nhiều loại bệnh lý về đường tiêu hoá,…
  9. Hạ Canxi máu, tâm thần bất an sức khoẻ suy nhược,…
  10. Chứng mất ngủ kéo dài (kinh niên), vv…
  11. Thiền sẽ làm giảm hoặc đẩy lùi quá trình lão hóa! Do vậy, chỉ cần sau vài ngày có thể cho hành giả nét mặt trẻ trung, tươi sáng, dung sắc tốt, dễ mến và thường thấy yêu đời hơn bao giờ hết! v.v…
  12. Ngoài ra Thiền còn có thể hỗ trợ điều trị rất nhiều loại bệnh khác liên quan đến sự bế tắc ứ trệ vận hành khí huyết gây nên, như những người cao tuổi, bệnh nghề nghiệp, v.v…

       Đó là kết quả hầu như khoảng 90 – 95 % hành giả hơn 10 khoá thiền trước đã trải nghiệm và sở hữu được hạnh phúc lợi ích vô giá từ Thiền mang lại! (xin tham khảo  trong mục “CHIA SẺ”), v.v…

* Link xem bài chia sẻ: http://thiensuthichthienminh.com/hoang-phap/chia-se-cua-hanh-gia.html

(III). Khai phá và Phát triển kho tàng Tiềm Năng về trí tuệ thấy biết “nhiều quy luật vận hành nơi nội tâm” một cách vô cùng đặc biệt và sâu sắc đó là:

          1. Hiểu biết được nhiều quy luật Tâm – Sinh lý vô thường biến đổi, cũng như bản chất thật sự của thân – tâm, biết cách loại bỏ được những vấn đề khổ đau tiêu cực; phát huy được nguồn NLSTC trong thân thể của chính mình! Và do đó, có thể dễ dàng hiểu biết đến các quy luật Tâm Sinh lý biến đổi bên ngoài và nơi kẻ khác, v.v…

          2. Thiền đúng cách (hành đúng pháp) giúp hành giả có những bước tiến đột phá tối ưu nhanh chóng về hướng hoàn thiện bản thân Chân -Thiện – Mỹ như:

          3. Sức khoẻ tăng cường dồi dào sung mãn và do vậy hỗ trợ sự phát huy tăng trưởng Trí tuệ sáng suốt, v.v…

          4. Thiền có thể giúp hành giả mở mang hiểu biết được nhiều hơn và chính xác hơn về các quy luật chân lý quý báu đã, đang, và sẽ vận hành trong cuộc sống, v.v…        

(B). Lợi Ích Trong Kiếp Vị Lai

* Dục giới thiện nghiệp tạo được do tiến hành thiền định này, vững chắc hơn thiện nghiệp dục giới tạo ra do Bố thí và Trì giới!

+ Chính vì lẽ đó, khi gần chết, tâm của hành giả không mê muội! Trái lại, tâm rất bình tĩnh và sáng suốt.

+ Do vậy, sau khi chết, nếu dục giới thiện nghiệp này cho quả tái sanh làm người, thì sẽ là người có trí tuệ.

+ Nếu hành giả chưa đủ duyên lành để đạt Thánh Ðạo Tuệ và Thánh Quả Tuệ ngay trong kiếp sống nầy, vị ấy cũng được tái sinh nơi cõi thiện giới.

(1).   Nếu tái sinh làm người:

+ Sẽ là người có trí tuệ, có sắc thân xinh đẹp đáng ngưỡng mộ, các bộ phận trong thân thể đều xinh đẹp đáng yêu quý.

+ Thân thể có hương thơm. Miệng có mùi hương tỏa ra.

+ Có trí tuệ nhiều; Có trí tuệ sâu sắc; Có trí tuệ sắc bén; Có trí tuệ nhanh nhẹn; Có trí tuệ phong phú! Có trí tuệ phi thường!

+ Nói lời hay ý đẹp và có lợi ích;

+ Có địa vị cao quý.

(2).   Nếu tái sinh làm Chư thiên:

+ Sẽ là một thiên nam hoặc thiên nữ có nhiều oai lực, hưởng được sự an lạc đặc biệt hơn các chư thiên khác!

(3).   Hơn thế nữa, kiếp vị lai, khi có duyên lành gặp Ðức Phật và giáo pháp của Ngài. Vị ấy, sẽ dễ dàng phát sinh đức tin nơi Tam bảo, lắng nghe chánh pháp, dễ dàng chứng chứng đắc 4 Thánh đạo – 4 Thánh quả và Niết bàn, giải thoát mọi cảnh khổ sanh tử luân hồi trong 3 giới 4 loài.

Về pháp niệm Ân đức Phật, Ðức Phật dạy:

“Này chư Tỳ kheo, pháp hành thiền định niệm “Ân Ðức Phật” mà hành giả đã tiến hành, đã hành thuần thục, chắc chắn dẫn đến phát sanh sự nhàm chán trong ngũ uẩn, danh pháp – sắc pháp này, để tận diệt tâm tham ái, sân hận, si mê; để làm vắng lặng mọi phiền não; để làm phát sanh trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã; để chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo – 4 Thánh quả và Niết bàn” (1).

THIỀN NIỆM ÂN ĐỨC PHẬT LÀ CÁCH CÚNG DƯỜNG CAO THƯỢNG

Thiền Niệm ân đức Phật, là một trong những cách cúng dường tốt đẹp nhất đến Ðấng Từ Phụ. Phật dạy cúng dường có 2 cách:

  1. Cúng dường bằng phẩm vật (amisapuja)như hương, hoa, v.v…
  2. Và cúng dường bằng hành pháp (patipattipuja): Hành giới, hành định, và hành tuệ. Trong 2 cách cúng dường nầy, Ðức Phật tán dương cách cúng dường bằng thực hành pháp hay thiền định (trong đó có pháp niệm ân đức Phật) cũng là cao thượng.

Khi gần tịch diệt Niết bàn, Phật dạy chỉ có hành pháp mới thật là cách cúng dường cao thượng nhất. (2).

Khi đức Phật thông báo cho các vị tỳ kheo rõ thời gian tịch diệt Niết bàn của Ngài không còn lâu nữa! Chư Tỳ kheo thường đến hầu hạ Ngài với lòng tôn kính thương yêu.

Riêng Tỳ kheo Attadattha nghĩ:

  • “Ðức Thế Tôn còn thời gian không lâu nữa  sẽ tịch diệt Niết bàn, còn ta vẫn chưa diệt được tam độc tham ái, sân giận và si mê! Ta nên cố gắng tiến hành thiền tuệ, chứng đắc đến A la hán Thánh đạo  A la hán Thánh quả trở thành bậc thánh A la hán, ngay khi Ðức Thế Tôn còn hiện tiền!“ .

Vì vậy, ngài ở nơi thanh vắng một mình để tiến hành thiền tuệ. Một số tỳ kheo khác chê trách ngài không biết kính yêu đức Phật!

Thế Tôn bèn hỏi ngài:

  • Này con, con nghĩ thế nào mà hành động như vậy?”.

Ðại đức Attadattha thưa:

  • Kính bạch Thế Tôn, con được nghe biết Ðức Thế Tôn không còn bao lâu nữa sẽ tịch diệt Niết bàn, con cố gắng tiến hành thiền,…  để chứng đắc A la hán Thánh quả trong khi Ðức Thế Tôn còn hiện tiền!“.

Nghe vậy, Thế Tôn dạy:

  • “Sadhu! Sadhu! Này chư Tỳ kheo, Tỳ kheo nào có lòng kính yêu Như Lai, Tỳ kheo ấy nên noi gương như Tỳ kheo Attadattha! v.v…

Trước khi nhập diệt, Thế Tôn dạy Ðại đức Ananda cùng ý nghĩa trên:

  • “Này Ananda, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cận sự nam, cận sự nữ nào, v.v… cung kính thực hành nghiêm chỉnh theo Giới-Ðịnh-Tuệ, thực hành theo chánh pháp, người ấy mới thật tôn kính Như Lai, tôn trọng, kính yêu, cúng dường, lễ bái Như Lai một cách cao thượng! (3).

Vì vậy, để tỏ lòng tôn kính Ðức Phật, Ðấng Từ Phụ, chúng ta nên cố gắng tinh tấn thực hành theo lời giáo huấn của Ngài, cố gắng trau dồi Giữ giới, Thiền định và Thiền tuệ.

Bắt đầu với việc thiền định, niệm 9 ân đức Phật, để xứng đáng cúng dường đến Ngài, đồng thời mang lại cho chúng ta sự lợi ích, sự tấn hóa, sự an lạc cao quý; vừa đóng góp vào việc duy trì Phật giáo được trường tồn lâu dài trên thế gian, cho tất cả chúng sanh, nhất là chư thiên và nhân loại.

“Nguyện cầu cho Chánh Pháp được trường tồn trên thế gian”.


* Kinh Anguttara Nikaya, phần Ekadhammavagga. Trích dẫn trong Tìm hiểu pháp môn niệm Phật. Ðại đức Hộ Pháp. Trang 3.

(2).  Bộ Dhammapadatthakatha, chuyện Attadatthatheravatthu. Ðại đức Hộ Pháp. trang 121.

(3).  Bộ Digha Nikaya, phẩm Mahavagga. Kinh Mahaparinibbana sutta. Xem Tỳ kheo Hộ Pháp trang 122.