Sự vô minh (moha) thường là nguyên nhân của tâm chấp thủ và chúng ta có thể sử dụng trí tuệ để làm suy yếu chúng. Khi tâm chấp thủ dính mắc và vô minh kết hợp nhau sẽ cho sinh ra sự sân giận, bất bình, một khi điều mong muốn không được đáp ứng! Và sự không vừa lòng hay khổ tâm nầy có cường độ mạnh hay yếu là tùy thuộc vào sự mong muốn nhiều hay ít. Một số trường hợp rất vi tế và một số thô thiển rõ ràng.

Đức Phật dạy trong kinh Vi Diệu Pháp (Abhidhamma).

Bảng dưới đây (Chú thích: Danh sách dưới đây) là một số trạng thái tâm bất thiện trong nội tâm của một con người. Được áp dụng để kiểm soát và trau dồi tâm hồn của chúng ta. Một khi những suy nghĩ được sự tỉnh thức của chúng ta kiểm soát và điều khiển, thì những hành động tốt đẹp hay sai lầm của chúng ta sẽ được điều chỉnh một cách tự động, đặc biệt là lời nói và hành động đó sẽ chủ tâm quyết định.

  • Chấp thủ, dính mắc
  • Tâm sân giận, nóng nảy, không vừa lòng
  • Ảo tưởng, ảo giác
  • Tính tự ngã
  • Tà kiến.
  • Nghi ngờ
  • Uể oải, dã dượi
  • Thiếu sự hổ thẹn về việc trái đạo đức
  • Thiếu sự ghê sợ về việc trái đạo đức
  • Sự gièm pha, phỉ báng.
  • Ngã mạn.
  • Tính lừa lọc
  • Tính khó dạy
  • Tính căm ghét
  • Tính tự phụ
  • Tính hèn nhát
  • Tính không thể thỏa mãn được.
  • Hoài bão xấu.
  • Tính sợ hãi.
  • Tính ảo tưởng.
  • Tính lơ đễnh…

**********

☆Trích từ ấn phẩm: Phước đức phát sanh từ đâu?

(Tác giả: Thiền Sư Thiện Minh – Varapanno)