Trau dồi Thiền Định
* Kết luận: Trau dồi Thiền Định
Cũng như khi một người thợ vàng muốn làm một thứ đồ trang sức nào đó. Ông ta chỉ làm được sau khi đã luyện vàng cho nhu nhuyễn, dễ sử dụng do nấu tan nó, v.v… .
Và cũng tương tự như vậy, khi một người thợ gốm muốn làm một thứ đồ dùng để chứa đựng nào đó, như nồi gốm, bát, chén gốm, v.v… Ông ta chỉ làm được nó, sau khi đã giã, nhồi cho đất sét trở nên thuần thục, dẻo, nhuyễn, v.v… dễ sử dụng.
Một người tập sự cũng thế, cần phải chuẩn bị cho các loại thần thông, bằng cách chế ngự tâm (theo mười bốn cách…) nói trên, và phải làm cho tâm nhu nhuyễn, dễ sử dụng vừa bằng cách đạt đến viên mãn dưới những đề mục… và bằng cách làm chủ trong sự tác ý, v.v… Nhưng một người đã có điều kiện cần thiết cho việc ấy nhờ tập luyện từ đời trước, thì chỉ cần chuẩn bị để đắc tứ thiền trong những kasinas.
Về những danh từ “thuần tịnh”, v.v… nó thuần tịnh, nhờ trạng thái niệm được làm cho thuần tịnh bằng xả. Nó sáng chính vì thuần tịnh, đây nghĩa là trong sáng, v.v…
Nó trở thành nhu nhuyễn, vì nó đã được khéo trau dồi, có nghĩa là nó chịu sự làm chủ, bởi vì một tâm được làm chủ gọi là tâm nhu nhuyễn. Nó dễ sử dụng, chính vì nó nhu nhuyễn, nó chịu sự sử dụng, nó đáng được sử dụng, đó là ý nghĩa.
Vì một tâm nhu nhuyễn thì dễ sử dụng, giống như vàng đã khéo nấu chảy, và nó vừa nhu nhuyễn vừa dễ sử dụng là vì nó đã được khéo trau dồi, tu tập.
Như lời Phật dạy:
“Này các tỳ kheo, Ta không thấy một pháp nào, khi được trau dồi, được đào luyện, trở thành nhu nhuyễn dễ sử dụng như tâm” 20.
Chương mười một này kết thúc phần “mô tả về Ðịnh” trong Thanh Tịnh Đạo, được biên soạn vì mục đích làm cho những người hiền thiện hoan hỉ.
“Nhất nhơn tác phước thiên nhơn hưởng,
Độc thọ khai hoa vạn thọ hương.
Một người làm phước, ngàn người hưởng,
Một cây hoa nở, vườn hoa thơm”.
Nguyện cho chúng sanh hằng được nhiều an vui!.
Tác giả: Thiền sư Thiện Minh (Varapañño)
– Tiến sĩ Phật học (Srilanka) –
Tham khảo:
- 20(A. i, 9)