1. Tích chuyện Dana cúng dường nước

Vào thời quá khứ có một Đức Phật hiệu là Padumuttara, sau khi Ngài nhập Niết Bàn, trong Giáo Pháp của Ngài, các bậc thiện nam, tín nữ đến tưới nước vào cây Bồ Đề để tưởng nhớ ân đức Từ Bi vô lượng của Ngài.

Vào lúc bấy giờ, có một chàng trai trẻ tay bưng một lọ nước đẹp, trong lọ chứa đựng nước hoa thơm, thành tâm cung kính đến tưới vào gốc cây Bồ Đề.

Với phước sự thiêng liêng cao quý từ đại thiện tâm tri ân đến Đức Phật, cùng với đức tin trong sáng về nghiệp và quả của nghiệp, và Bắt đầu kể từ khi hết tuổi thọ kiếp đó, chàng trai ấy thọ sinh vào cõi trời Đao Lợi, và thường tái sinh làm vua loài trời, vua loài người trong nhiều kiếp, hưởng thụ được nhiều sự an lạc và phước lành trong các cõi ấy.

Kiếp cuối cùng chàng trai ấy, được sinh vào thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Gotama) ra đời tại Ấn độ, và xin xuất gia trở thành Tỳ Kheo.

Hành đạo và chứng đắc Thánh quả A la hán cao thượng – giải thoát vĩnh viễn – không còn vần xoay sanh tử luân hồi trong 3 cõi [1] và 4 đường đau khổ triền phược trầm luân lần nào nữa!

2. Dana cúng dường vải vóc, Y- Casa; đến Chư Tăng

(Không cho biết mặt người Dana cúng dường).

Thí chủ là người có đức tin trong sáng vào lý nhân quả, về nghiệp và quả của nghiệp. Phát tâm thực hiện pháp Dana cúng dường vảii vóc, Y Casa đến chư tăng. Sau khi hết tuổi thọ, sanh về kiếp sau, cho những quả lành quý báu tương ứng như sau:

  1. Thí chủ là người có trí tuệ quảng bác.
  2. Thí chủ là người có sức mạnh phi thường.
  3. Thí chủ là người có thân sắc xinh đẹp.
  4. Thí chủ là người có thần thông quảng đại.
  5. Thí chủ là người có tứ chi, ngũ quan đều đặn cân đối, đầy đủ.
  6. Các phước lành tự nhiên trổ sinh đến bất ngờ đầy đủ.

Theo phong tục các nước Quốc giáo Phật giáo như Ấn Độ xưa, Miến Điện,

Tích Lan … về đêm người ta lặng lẽ âm thầm (bí mật) mang vải vóc, áo quần, Y áo Casa muốn Dana bố thí cho Chư vị Sa môn – để ở các ngã ba đường,… –  nơi có Chư vị Sa môn ban ngày thường qua lại, để dễ dàng phát hiện, và lượm nhặt  đem về sử dụng.

3. Quả lành cúng dường Y- Casa đến Chư Tăng vào mùa nhập hạ.

Thí chủ là người có đức tin trong sáng vào lý nhân quả, về nghiệp và quả của nghiệp. Phát tâm thực hiện pháp Dana cúng dường Y Casa đến chư tăng vào mùa nhập hạ (an cư kiết hạ – khoảng tháng 7 và giữa tháng 10 Dương lịch hàng năm). Sau khi hết tuổi thọ, sanh về kiếp sau, cho những quả lành quý báu tương ứng như sau:

  1. Luôn được tái sinh vào các cõi lành, trời và người hưởng được nhiều sự an lạc.
  2. Không sinh vào 4 đường ác đạo.
  3. Vị thí chủ hưởng được những quả phước lành, giống như bậc Thánh nhân đã chứng quả nhập lưu về nhiều phương diện…Vị chứng quả thánh nhập lưu là người vĩnh viễn đóng hẳn đường sinh vào 4 ác đạo (Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, Atula) những kiếp luân hồi còn lại sau đó, thường hạ sinh vào các dòng tộc cao quý.

4. Dana cúng dường Bình Bát         

(dành cho các nhà Sư đi khất thực)

Thí chủ là người có đức tin trong sáng vào lý nhân quả, về nghiệp và quả của nghiệp. Phát tâm thực hiện pháp Dana cúng dường Bình bát (tài sản cao quý của ba đời chư Phật) đến chư tăng sử dụng để trì bình khất thực hoá duyên…. Sau khi hết tuổi thọ, sanh về kiếp sau, cho những quả lành quý báu tương ứng như sau:

  1. Được thọ hưởng sử dụng nhiều loại ly tách như lyvàng, ly ngọc, ly bạc, ly làm bằng đá quý.
  2. Tránh được năm loại giặc lớn trong đời.
  3. Tránh được nhiều loại bệnh tật.
  4. Được Chư Thiên và loài người thương yêu cung kính, được thọ hưởng sự giàu sang phú quý lâu dài (của cải không bị hư hại).
  5. Người có tâm trí kiên định và vững chãi.
  6. Chứng đạt được nhiều Pháp cao thượng.
  7. Ít bị những phiền não ngủ ngầm quấy nhiễu như: Nạn trộm cướp – Nạn hỏa hoạn – Nạn con hư phá hoại gia sản – Nạn nước lớn – Nạn vua quan tịch thu.

5. Quả phước lành của sự cung kính đảnh lễ “Y- Casa” của Chư Tăng:

Là bậc thiện trí và là người có đức tin trong sáng vào lý nhân quả, về nghiệp và quả của nghiệp. Phát tâm cung kính đảnh lễ tấm “Y Casa” là tài sản cao quý của ba đời chư Phật. Khi hết tuổi thọ, sanh về kiếp sau, cho những quả lành quý báu tương ứng như sau:

  1. Màu Y Casa cao thượng của con đường dẫn đến thành tựu Thánh nhân, giải thoát Niết Bàn.
  2. Không bị tái sinh vào 4 đường ác đạo.
  3. Được sinh làm Đức Vua Chuyển Luân Vương.
  4. Chứng đắc được Thánh đạo, Thánh quả trong ngày vị lai.

6. Quả lành Dana cúng dường Y- Casa vào mùa đại lễ Kathina.

(Trong Phật giáo nguyên thủy – theravada – từ tháng 9 – 10 âm lịch).

Thí chủ là người có đức tin trong sáng vào lý nhân quả, về nghiệp và quả của nghiệp. Phát tâm Dana cúng dường “Y Casa” vào mùa đại lễ Kathina đến chư tăng, sau khi thân hoại mạng chung hưởng được những quả lành thù thắng tương ứng như sau:

  1. Giống như Đức Chuyển Luân Vương, đi đến đâu thanh bình đến đó, được các thủ lãnh, các Đức Vua xứ đó cung kính đón tiếp, dâng hiến Quốc độ…, và có nhiều oai lực thần thông. (Đã trình bày phần trước).
  2. Sự giàu sang cao quý giống như phú hộ Jotika[2].
  3. Sự giàu sang cao quý như bà Visakha[3] thời Đức Phật.
  4. Tránh được nhiều bệnh tật.
  5. Có cả hầm vàng xuất hiện dưới đất.
  6. Giống công tử ANuruddha[4] cần muốn gì thì được như ý nguyện.
  7. Gặp thời Đức Phật ra đời, được Ngài gọi “Ehi Bhikkhu” (giống phần trước). Nầy Tỳ Kheo lại đây! Lập tức toàn thân trở thành phẩm mạo bậc xuất gia với đầy đủ y, bát, và vật dụng cần thiết.
  8. Nhiều kiếp sinh ra luôn được giàu sang phú quý.

***********

[1] Ba cõi (còn gọi 31 cõi): gồm 4 cõi trời Vô sắc giới; 16 cõi trời Sắc giới; và 6 cõi trời Dục giới; cùng với cõi người Dục giới chúng ta, và Bốn đường do nhân bất thiện tạo thành  – Bốn đường khổ – Địa ngục; Ngạ quỹ; Súc sanh; và Atula (các hàng hung thần, ma, quỹ,…).

[2] Đại phú hộ Jotika là một người có nhiều tài sản hơn cả nhà vua lúc bấy giờ – thời Đức Phật.

[3] Bà Visakha 120 tuổi – vị thánh nữ đại hộ pháp thời đức Phật – bà trẻ giống cháu chắt của bà!

 Khi đi lẫn lộn vào cháu chắt của mình, thì khó ai có thể nhận được độ tuổi của bà.[3]

[4] đã trình bày ở phần trước.