Sáng ngày 15/7/2020, tại khu di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã diễn ra buổi lễ long trọng, công bố thành lập cơ quan đại diện Trung Tâm UNESCO Nghiên Cứu và Ứng Dụng Phật Học Việt Nam tại Miền Trung Tây Nguyên.
Và bổ nhiệm Thiền sư – Tiến sĩ – Đại Đức Thiện Minh (Giảng Viên Học Viện Phật Giáo TP. HCM; Phó Giám Đốc Trung Tâm Pali Học Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam) giữ chức vụ Phó Giám Đốc trung tâm kiêm Trưởng Đại Diện và Phó Trưởng Đại Diện cho nhà báo, Đại tá Lê Anh Dũng.
Buổi lễ có sự tham gia của Ngài Trần Văn Mạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Phó Tổng biên tập Tạp chí Ngày Nay, Ngài Ngô Văn Quán – Giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng Phật học Việt Nam.
Và có sự hiện diện của quý vị đại biểu, quý vị khách mời như:
+ Ngài Vũ Oanh – Nguyên Ủy viên Bộ Chính Trị; Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu – Viện sĩ Viện Hàn Lâm khoa học quân sự Liên Bang Nga, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng;
+ Ngài Nguyễn Hồng Quân – Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Xây Dựng;
+ Ngài Lê Quang Thưởng – Nguyên Phó ban thường trực ban tổ chức Trung ương;
+ Ngài Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Nguyên chính ủy Bộ Tư Lệnh phòng không không quân;
+ Ngài Lê Phúc Nguyên – Trung tướng nguyên Tổng Biên Tập báo Quân đội nhân dân Việt Nam;
+ Ngài Trung tướng Hữu Ước – Nguyên Phó chủ nhiệm tổng cục chính trị Bộ Công an;
+ Ngài Phạm Văn Dần – Thiếu tướng nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Bộ Công an;
+ Ngài Lê Văn Tam – Anh hùng lao động, Chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty Mía đường Lam Sơn, Chủ tịch hội đồng họ Lê Việt Nam;
+ Ngài Đại tá Phạm Quang Định – Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Tổng biên tập tạp chí văn hóa Quân sự, Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;…
+ Cùng nhiều quý quan khách khắp ba miền Bắc – Trung – Nam về tham dự,…
Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng Phật học Việt Nam được thành lập ngày 07/6 năm 1999, theo quyết định của Chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam (nay là Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam).
Phát biểu tại buổi lễ, Ngài Trần Văn Mạnh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, khẳng định Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng Phật học Việt Nam có nhiều hoạt động ý nghĩa, đem đến lợi ích thiết thực cho cộng đồng, thú hút được sự tham gia của đông đảo quần chúng.
Phát biểu của Ngài Trần Văn Mạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam
Đại đức Tiến sĩ Thiện Minh phát biểu: “Trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng Phật học Việt Nam” được thành lập là nhằm xây dựng một xã hội nhân bản, văn minh, hội nhập, từ bi và trí tuệ. Xây dựng văn hóa đoàn kết chia sẻ và gắn bó trong tình yêu quê hương dân tộc đất nước, ứng dụng trí tuệ của Đức Phật vào chăm sóc sức khỏe và an sinh cho cộng đồng xã hội, phát triển kinh tế làm giàu chân chính và bảo vệ được hạnh phúc gia đình.
Đại đức hứa hẹn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần hộ pháp an dân, xây dựng đất nước văn minh phú cường trên tinh thần nghiên cứu và ứng dụng lời dạy minh tuệ chánh truyền của Đức Phật vào cuộc sống thực tế.
Phát biểu của Thiền sư – TS – ĐĐ Thiện Minh đảm nhận trọng trách mới
Sư Chơn Minh – Cao học Luật – Nguyên diễn giả Vesak Quốc Tế 2014 & 2019 (MC buổi lễ)
Phát biểu của Ngài Sơn Nam (đại diện cho khách mời)
Phát biểu của Tu nữ Bi Nguyện – Luật gia Ngô Thị Ngọc Liên – GĐ TT Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật TP. Đà Nẵng (đại diện cho hàng Tu Sĩ)
Phát biểu của Tín nữ Sukha Panna – Cử nhân Kinh Tế – Phó Ban Tổ Chức Các Khóa Thiền (đại diện cho hàng Phật tử trong và ngoài nước)
Buổi lễ diễn ra thành công tốt đẹp trong niềm hoan hỷ.
Thành kính Tri Ân đến liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, hội đoàn cùng ngài giám đốc Trung Tâm UNESCO đã tạo điều kiện thành tựu công trình sứ mệnh lợi ích cao cả đến phần đông.
Kính chúc Ban lãnh đạo Hội đoàn cùng toàn thể cán bộ Công nhân viên trung tâm UNESCO sức khỏe dồi dào và thịnh vượng.
Thành kính tri ân Ngài Thiền Sư khả kính. Kính chúc Ngài pháp thể khinh an, tâm bồ đề viên đắc, đạo nghiệp sớm viên thành.