(Tiếp theo Phần 2)

* Ngày thứ 4:

+ Sáng:

Chỗ viêm răng khôn bị nứt và đau lại, gây cản trở việc há miệng. Con lơ đi, lòng tự nhủ từ từ sẽ hết!

Những thời thiền sau đó, xung quanh chỗ con ngồi thường có nhiều tiếng động do hành giả khác gây nên. Và con ngồi ngay chỗ dưới máy lạnh nữa. Con nhớ lại bài pháp Ngài Thiền Sư đã giảng vào tối hôm qua:

“Khi thấy thây ma, người thiểu trí thì ghê sợ, không dám nhìn và tránh xa. Nhưng người thiện trí sẽ nương tựa cơ hội đó, nhìn vào thây ma mà niệm liên tục “thây ma – thây ma” hoặc “ghê tởm – ghê tởm” để chứng thiền quán trên đề mục tử thi của thây ma….”.

Cũng vậy, con hành theo, nắm lấy cơ hội. “Vì cơ hội không phải bao giờ cũng có, phải biết nắm lấy nha con” – Lời Đại đức từng dạy!. Nhờ biết ơn những ảnh hưởng bên ngoài, mà làm trợ duyên cho con, nhắc nhở con, khích tấn con duy trì dòng niệm Arahan hơn.

Cứ hễ có tiếng động phát ra là con “ Arahan, Arahan” mạnh hơn. Cũng tương tự với lạnh thì con cũng lơ đi mà duy trì mạnh hơn “Arahan- Arahan – Arahan…”.

Trong tâm xuất hiện hình ảnh của con. Chính là con chó vàng, nằm trước cổng, hướng vào Đức phật đang thuyết pháp cho đạo tràng. Rất nhiều người ngồi nghe, rộng lớn như quảng trường vậy!

Rồi sau đó hình ảnh con là đứa em bé trai, da ngâm đen, mặt mũi dơ, lấm lem được mẹ bế ngồi ở bên đường. Có Đức Phật đứng lại phía trước, Ngài ân cần ban cho mẹ con cái gì đó!

+ Trưa:

Tắm sau khi nghỉ trưa dậy, con đi kinh hành 5-10 phút trước khi thiền tọa.

Thời thiền đó con ngồi khoảng 3 tiếng. Con không xả thiền, để ráng chịu khó với sự gia hạn và tự sách tấn cho con. Ráng thêm từng chút một: Thêm một tí nữa rồi hẵng xả”, “thêm một tí nữa rồi hẵng xả “. “Xả à, xả à”, “thêm một tí nữa rồi hẵng xả “…. Cứ vậy như con chơi đùa, tò mò để xem phiền não nó đến rồi lại ra đi, muôn hình vạn dạng ra sao. Ánh sáng bừng lên làm trắng xóa ở lòng ngực và vùng não của con. Và kỳ diệu thay, con cảm thấy mình như đứa em bé: “vô tư, trong trắng, tinh khôi!”.

Những cảm thọ đau nhức luân phiên nhau. “Thân này không phải của ta, thiền là trau dồi tâm cơ mà!”. Rồi con thấy tâm con xuất ra khỏi thân, như xuất hồn ra vậy. Con thấy thân xác con ngồi đó. Còn con là Chư thiên nữ bay lên trời, về mừng chào những người bạn Chư thiên trên ấy, tay bắt mặt mừng.

Con nhìn xuống thấy cha mẹ con, nghề y, con ngoan, trò giỏi. Con của Phật là những bổn phận mà con luôn ấp ủ muốn làm tròn. Con muốn bay về, cơ mà:

“Mỗi chúng sanh đều có phước nghiệp riêng, kiếp này con lại chết rồi cơ mà! Thôi thì kiếp này con đã hết duyên với cha mẹ rồi. Con về với Phật tu học để rồi hồi hướng, chia phước cho cha mẹ ở trần gian để Cha Mẹ về với Phật cùng con”. Xong con tạm biệt các bạn chư thiên, đi tiếp lên tầng trên.

Nhiều lúc đau quá, rồi con chánh niệm liên tục:

“Tín – Tấn – Niệm – Định – Tuệ”, “ung dung tự tại khi nhìn thấy phiền não – arahan – arahan – arahan”. Mà con phải gồng mình quằn quại, tự nhủ “tất cả các pháp là vô thường, tất cả các pháp là tự nhiên- arahan- arahan- arahan“, …  Rung lắc lại xuất hiện nhưng con “chánh niệm, chánh niệm” để nhắc nhở kiềm chế lại nên nó nhẹ nhàng hơn.

Đến khi thấy cần lấy sức để tiếp tục, con điều phục dòng Arahan từ từ chậm rãi lại. Như nghỉ giải lao giữa hiệp vậy, thì con thấy hình ảnh Chư thiên rủ nhau bay đến, theo 2 hàng dài. Con nhìn rõ 2 Chư thiên nữ và 1 Chư thiên nam, lần lượt hoan hỷ mỉm cười với con, chạm vai khích lệ và tặng hoa cho con, cổ vũ con. Như được trò chuyện giữa những người bạn, người anh, người chị với nhau. Con mỉm cười khúc khích. “Giải lao tiếp sức” xong rồi, con quay lại dốc tâm chánh niệm dòng “arahan” đến khi tự xả thiền.

*****+*****

* Kinh hành:

Lòng con vui như một đứa trẻ, tinh khôi, trắng trong. Hơn cả niềm vui nhảy chân sáo múa ba lê xoay vòng vòng. Mà là cảm giác như một đứa trẻ ngồi xích đu, đu thật mạnh bay vút lên cao….Con đang đi kinh hành bên bờ hồ liên tục trên dòng niệm araham thì ánh sáng chói rực từ ngực tỏa lên. Làm con đứng lại trong tư thế chân trước chân sau. Khoảng 5-10 phút thì ánh sáng dịu lại, con tiếp tục đi.

Rồi khi đang đi thì cảm thấy ánh sáng đang sáng dần trước mặt. Nhanh ngay lập tức con vội đứng lại, xoay mình vào tường, nhắm mắt lại như dáng thiền đứng. Hai bàn chân con nóng dần lên như đang đứng trên than hồng. Con cảm thấy như mình đang đi dần xuyên qua tường luôn vậy. Cứ như vậy kéo dài khoảng 15 phút.

*****+*****

Thời gian giải lao sinh hoạt 17h-18h30 hôm ấy, vì mai là ngày cuối, tuy không cố ý nhưng con đã không giữ chánh niệm, không thu thúc lục căn nữa. Con nghe mấy cô hành giả nói chuyện với nhau, mấy cô buồn, nôn nóng đạt pháp!

Tuy những ngày trước đó, con đã từng có ý định mở khẩu để chia sẻ cho các bạn trẻ cùng phòng mới, biết đến thiền arahan rồi. Nhưng khi nhớ đến bài pháp trong tác phẩm:

Chìa khóa vàng vào kho tàng hạnh phúc của Ngài Thiền Sư:

Bài “Muốn cứu người khác như thế nào?

“Khi họ đang chìm lún vào vũng bùn, mình cũng đang chìm ngập trong đám bùn lún ấy. Người trí phải biết tự mình vượt lên cạn trước mới cứu được người khác!”.

Nên con đã lựa chọn quay về trau dồi cứu con trước! “Cung kính nghiệp của người khác!”. Mọi người ráng nha, con tự nhủ rằng, khi con cứu con rồi, vững vàng rồi, chứng thiền rồi… Con mới đủ lực và trí tuệ sẽ chia sẻ cùng mọi người tu tập!

Trong cuộc nói chuyện, vấn đề của quý hành giả là:

“Vừa niệm và vừa quán tượng Phật. Nhưng dòng niệm thì có nhưng hình ảnh Phật khó quán, bị thay đổi hoặc mất hình ảnh Phật. Tìm kiếm hoài nhưng không được, càng thấy nôn nao, sốt ruột, khổ đau!”.

Chiều hôm đó, con quyết định mở khẩu, động viên và chia sẻ câu Pháp Bảo vô giá. Mà nhờ đó Tâm con thể nhập và hợp nhất vào được dòng Ân Đức thiêng liêng cao quý của Ngài, trong nguồn hạnh phúc vô biên, chìm ngập trong ánh sáng của Chơn tâm:

“Tất cả các pháp là vô thường. Tất cả các pháp sinh rồi diệt, đến đi tự nhiên! Đừng mong cầu, nôn nóng!” .

Con nhớ rõ, Ngài Thiền Sư có cải biên lại, nhắc là nếu quán được tượng Phật rồi niệm thì tốt. Nhưng nếu không thấy tượng Phật thì không cần để tâm, chỉ chú tâm ưu tiên vào dòng niệm Arahan liên tục, liên tục,… là chính mà thôi!

Thỉnh thoảng tác ý tưởng đến hình ảnh của Ngài. Nếu không thấy được thì cũng không sao. Cứ đặt tâm trên dòng niệm tưởng Ân Đức  Araham, Araham,… của Phật là chính thôi!

Nhưng lúc đó, con thấy mọi người bị khúc mắc vấn đề ở chỗ đó. Mọi người dính mắc vào hình ảnh tượng phật, nên không hành thiền được!

Con quay về phòng, quyết định dành 15 phút đọc nhanh và đọc kỹ lại cuốn sổ tay Phước Báu Thiền Niệm Ân Đức Phật. Trong đó chỉ rõ phương pháp thiền niệm Arahan mà Thiền Sư đã tâm huyết biên soạn trong khóa thiền VII này. Đọc cẩn thận lại thì con không thấy đề cập phải quán tượng Phật trước khi niệm. Thêm nữa, trong các ưu tiên, thì ưu tiên hàng đầu vẫn là “lơ đi các cảm thọ mà duy trì liên tục dòng niệm araham mà thôi!”.

*****+*****

+ Tối:

Tự trắc nghiệm mình lại, con ngồi và thử bắt đầu bằng quán ra hình ảnh tượng Phật trước mặt và vừa quán vừa niệm. Nhưng con thấy tâm con tán loạn, phóng tâm rất mạnh, nhức đầu. Ngồi 15 phút, mà thấy không an, nên con xả thiền.

Bụng con cồn cào. Con nghĩ do tâm mình đang hoài nghi phương pháp, hay chắc do mình đói. Con uống nước mật ong rồi quay lại thiền. Chỉ chú tâm ưu tiên một là liên tục dòng Arahan. Nhưng thắc mắc trên vẫn còn làm tâm con không yên.

Thiền Sư giảng pháp, tán dương những hành giả đã đạt pháp, và đạt trạng thái rung lắc hạnh phúc. Vì hôm nay con từng bị rung lắc lại, nên con hỏi Sư làm sao để khỏi rung lắc nữa. Thì Sư bảo:

“hãy để tự nhiên!”

“Chẳng có chi đáng cho con phải nương theo. Chỉ có Tam bảo là quý báu, nên con phải hết lòng thành kính mà nương theo, đặng cầu sự an lạc đến cho con. Y như lời chơn thật này.”

“À há, đừng lao xao nữa! Vậy thì hình ảnh Phật cũng hãy để theo tự nhiên. Mình chỉ cần tuân theo lời dạy Tam bảo, của Đại Đức.- Ưu tiên số 1 là Duy trì liên tục dòng Arahan- Arahan – Arahan…”.

(Kính mời quý đọc giả đón đọc tiếp Phần 4)

– – – – – – – Sadhu! Sadhu! Sadhu! – – – – – – –