Có ba loại nghiệp:
+ Hành động về thân: Nghiệp về thân (Kaya Kamma).
+ Hành động về khẩu: Nghiệp về khẩu (Vaci Kamma).
+ Hành động về ý: Nghiệp về ý (Mano Kamma).
Sự tác ý có chủ tâm (Cetana) là gốc chính của nghiệp.
Thuật ngữ (Cetana) là từ rất đặc biệt trong Phật giáo. Không thể thay thế một từ ngữ hoặc ngôn ngữ nào khác, để định nghĩa một cách xác định.
Sự tác ý có chủ ý (Cetana) là nguyên nhân chính cho mọi hành động về thân, về khẩu hay về ý nghĩ. Nó có thể là tốt hoặc xấu.
Mọi thứ không thể hoàn thành được nếu không có sự tác ý chủ tâm (Cetana) của con người. Cetana cũng chính là động cơ thúc đẩy tác động cho tâm. Nghiệp (Kamma) sinh lên cũng do phụ thuộc vào sự dẫn dắt tác động của Cetana.
Sự tác ý có chủ tâm càng mạnh (Cetana càng mạnh) thì tạo ra nghiệp càng mạnh.
Nghiệp là một tính chất xác thực vô cùng vi tế, do đó rất khó để mà hiểu Cetana một cách chính xác. Nhưng nó là Cetana vi tế, cái mà động cơ thúc đẩy tâm. Một hành động được thực hiện là do nhờ Cetana kích thích tâm…
Tâm và những yếu tố phụ thuộc tâm thực hiện những vai trò tương ứng để hoàn thành hành động. Bởi vì Cetana đi trước mọi hành động và nó chịu trách nhiệm duy nhất cho sự hoàn thành hành động.
Đức Phật gọi: Cetana chính là hành động hay nghiệp (Kamma).
Ví dụ để khen một người đã làm xong một việc tốt, ta có thể khen một cách tế nhị rằng: “Cám ơn Cetana của anh”. Ý muốn nói cảm ơn sự tác ý tốt đẹp nơi tâm của người ấy.
“Để khẳng định một việc làm xấu của người khác, ta cũng căn cứ trên Cetana xấu này”.
Thuật ngữ Nghiệp (Kamma) là tên gọi của những hành động về thân, hành động về lời nói và hành động về ý. Tuy nhiên những hành động này được hoàn thành là nhờ nguyên nhân chính của Cetana, nên Cetana được gọi là Kamma.
Đức Phật dạy: “Cetana ham Bhikkhave Kammam vadami”.
– Nghĩa là:
“Này chư Tỳ Kheo! Như Lai gọi sự tác ý chủ tâm chính là nghiệp”.
☆Trích từ ấn phẩm: Phước đức phát sanh từ đâu?
(Tác giả: Thiền Sư Thiện Minh – Varapanno)