Họ và tên: Trịnh Thị Kiều Linh

Năm sinh: 15/07/1985

Số điện thoại: 0888842188

Nghề nghiệp: Giáo viên Trường Tuệ Đức

Địa chỉ: Hoàng Mai –  Hà Nội

HÀNH TRÌNH VƯỢT QUA SỰ HOÀI NGHI

     Bắt đầu nhận được thông tin tham gia khóa thiền từ tháng 10 từ phía nhà trường. Nhưng bản thân mình cảm thấy chưa thực sự sẵn sàng với trải nghiệm mới này. Dù đã chuẩn bị bằng việc bàn giao công việc, nói chuyện với các con gái nhỏ về chuyến đi 5 ngày không liên lạc, nhưng khi bước lên xe thật sự tâm trạng vẫn không thôi hoài nghi về mục đích của khóa thiền. Hít thở sâu, bước lên xe và đi.

* Ngày đầu:

Không yên ả như tưởng tượng với sự mệt mỏi, lo lắng vì công việc, gia đình ăn thiếu bữa, ngủ thiếu chất và quan trọng nhất không thiền nỗi. Vì buồn ngủ và nỗi hoài nghi ngày càng nhiều khi thiền giả bên cạnh bật khóc giữa không gian lặng im!

* Ngày thứ 2:

Cảm giác còn tồi tệ hơn ngày đầu, khi chị ngủ cùng phòng và ngồi bên phải bật khóc! Khi đang kinh hành, sau khi vào tọa thiền chị liên tục cười, khóc, hát vỗ tay làm tâm trạng mình thay đổi liên tục. Một nỗi sợ mơ hồ chạy dọc sống lưng lạnh toát và mọi giác quan như mở hết. Mắt nhắm, nắm chặt tay không nhúc nhích, để đối phó với nỗi lo sợ lớn nhất trong thời gian từ nhỏ đến giờ!

Hàng vạn câu hỏi chạy trong đầu: Mình ở đây làm gì? Ở đây đang xảy ra chuyện gì? Mọi người bị sao vậy…. Nỗi sợ hãi khiến mình không thể tiếp tục. Mình sợ ra ngoài chờ hết giờ để nói với những người bạn đi cùng, dù đang tịnh khẩu.

Nhưng không ai hiểu được nỗi sợ này. Mình quyết định gặp Sư cô để chia sẻ. Không biết nói thế nào chỉ biết nước mắt rơi lã chã. Trong cơn nức nở mình chợt nhận ra rằng, mình đang sợ chính sự hoài nghi của mình, sợ những nhận định của mình đã sai, sợ sự thay đổi!

Sau khi nói chuyện với Sư cô mình chợt nhận ra rằng, muốn vào khóa thiền cần có trí tuệ và đức tin một cách thật sự.

Được sự an ủi và giải thích ngay tối hôm đó, mình đã vào được thiền tiếng đồng hồ, không ngủ gục, không sợ hãi có đau đớn nhưng bình an lạ thường!

* Nhưng ngày tiếp theo

Tâm thấy nhẹ nhàng hơn. Mình thấy luồng ánh sáng rực rỡ trên đầu, thấy người bồng bềnh nhẹ nhàng, thấy hơi quay quay nhưng có thể định lại được. Thấy cảnh sống giữ giới thật đáng sống! không lo âu, hoài nghi với những thấy biết về những thiền giả trong lúc thiền thể hiện, tuy chân vẫn đau nhức như băm xương, xé thịt!

Tuy lúc bận tâm với việc xuất hiện những hình ảnh đáng sợ trong lúc tọa thiền. Như hình ảnh quỷ lùn mắt đỏ, tay cầm đèn với cái nhìn soi mói, cố chấp dẫn đầu một đoàn quỷ lùn áo đen, lặng lẽ đi trên đường. Lại đột ngột nhận ra mình trong đó. Không hẳn là tiền kiếp có thể là hiện tại một cái tôi xấu xí, soi mói, hoài nghi luôn muốn dẫn đầu. Với ánh sáng của bản thân mình tự thắp lên, nhưng không quan tâm đến sự lặng lẽ của những người phía sau mình, cam chịu và cô độc.

Sự đau đớn về thân thể ngày càng tăng. Mỗi lần xả thiền đều trong tâm trạng vật vã, đau đớn lại được trò chuyện với một thiền giả khác. Anh nói có thể em đang thiền với cái tâm không an vui hoặc trong lòng còn nhiều chất chứa! v.v…

Sự điều chỉnh lần 2 sai. Khi đi kinh hành, thay vì đi cùng mọi người mình dùng hẳn một buổi chiều đi một mình, nghĩ cho thật thấu đáo về những chuyện vướng bận, chắp nhặt. Tối hôm đó đã vào thiền nhanh hơn. Vẫn là luồng ánh sáng ấy nhưng có nụ cười trên dòng Arahan liên tục và vào phút gần 60 mình đã xả thiền sớm. Không đau nhiều như những ngày đầu, vẫn cảm giác đau nhức nhưng không còn tê buốt đến từng kẽ tóc.

*****+*****

Đêm cuối cùng, Thầy nói chuyện với các thiền giả về một vấn đề. Mình nghe đã nhiều và cái hoài nghi trong lòng chưa được giải tỏa. Đó là “Thân này không là của mình, tài sản không phải là của mình, thân quyến không phải là của mình…không gì là của mình!”.

Sự hoài nghi về những chúng sanh phàm tục. Nếu không biết đến tu tập, học pháp mà không có suy nghĩ ấy, thì lấy gì làm an vui trong kiếp này. Và ngay bản thân mình, nếu thấy quân bình trước những xúc cảm đời! thì khi mất đi mình sẽ đối mặt thế nào với những đau đớn! Và biết bao giờ quay lại kiếp người để gặp thân quyến.

Sư thầy chỉ nói “các bạn thấy ngồi thiền có đau đớn không ?” Ai cũng đồng ý là rất đau đớn! nên thầy nói cái đau đớn của thân, phải đau đớn lớn như nào mới vượt qua được cái nghiệp của những tiền kiếp trước. Và phải đau đớn nhiều như thế nào mới khiến ta không đau khi những dính mắc trong cuộc đời bị xa rời mình, ta sẽ cảm thấy quân bình!

Và đương nhiên sẽ không vì những điều đó mà gục ngã, mà sẽ mang được năng lượng bình an cho những người xung quanh.

*****+*****

Sau khóa thiền mình phát tâm nguyện sẽ cố gắng giữ giới, để có thể gieo những duyên lành cho những đứa trẻ quanh mình: Con gái mình, học sinh của mình để có một thế hệ trẻ hiểu biết đều đúng có trí tuệ – đạo đức – nghị lực.

Con chân thành cảm ơn ban tổ chức, cám ơn cô chú Việt Đức, cô Phong, sư cô Bi Nguyên và những thiền giả tham gia khóa thiền, đã tạo điều kiện nâng đỡ và cho con niềm tin để vượt qua được cái tôi trong con.

Con xin cám ơn Sư thầy đã dành thời gian, sức khỏe, tình thương đến những người thiếu pháp như con để cho con có thể tự mình nhận ra những chân lý một cách sâu sắc. Trân trọng cảm ơn.