Nội dung bài viết - Contents
I/ Sự Dana bố thí cúng dường vào thời kỳ không có Phật Pháp thịnh hành:
Để đạt được quả lành thù thắng trổ sanh từ sự Sự Dana bố thí cúng dường ngoài thời kỳ có Giáo Pháp của Đức Phật thật là khó!
Bởi vì, thật khó mà được gặp các bậc nhận vật cúng dường đã được trong sạch phiền não, như các bậc Thánh nhân đã đắc đạo quả, hoặc như các bậc có giới đức đã chứng đắc được Thiền định!
Có hai Sự Dana bố thí cúng dường trong thời Phật Giáo thịnh hành và ngoài thời Phật Giáo thịnh hành.
II/ Sự Dana cúng dường, bố thí khi có Phật Pháp thịnh hành:
Trong thời gian Phật Pháp còn thịnh hành thì việc Dana làm phước cúng dường đến Đức Phật hoặc các bậc Thánh nhân thật dễ dàng!
Do vậy mà Sự Dana bố thí cúng dường trong thời kỳ Phật Pháp thịnh hành có nhiều phước báu, thắng xa thời kỳ không còn Phật Pháp thịnh hành.
Sự Sự Dana bố thí cúng dường trong thời kỳ Phật Pháp thịnh hành có nhiều phước báu thắng xa so với thời kỳ không có Giáo Pháp thịnh hành như thế nào?
Ngày xưa khi Đức Phật lên cung trời Đạo Lợi thuyết dạy về Vi Diệu Pháp. Có hai vị thiên nam đến để nghe Pháp, một vị là Inkura và vị kia là Indaka đến hầu bên Đức Phật.
Mỗi khi có vị trời nào có nhiều oai lực hơn đến, thì vị trời Inkura phải lùi ra xa để nhường chỗ cho vị ấy được ngồi gần Đức Phật hơn. Cứ thế cho đến khi buộc phải ngồi xa cách Đức Phật 12 do tuần (12 x 16km = 192km).
Còn vị trời Indaka thì ngồi yên một chỗ nghe Đức Thế Tôn thuyết giảng.
Vị thiên nam Inkura đã nấu cơm bố thí với nước cơm chắt ra chảy thành khe mương. Đại bố thí ấy xảy ra với thời gian vô cùng lâu dài trong thời kỳ ngoài Phật Pháp thịnh hành.
Do đó mà được tái sinh làm vị Thiên nam tại cõi trời Đạo Lợi này.
Bởi vì kiếp xưa vị trời Inkura sinh ra gặp thời không có Phật và Giáo Pháp của Phật trên thế gian, nên đã làm phước thiện Dana bố thí ở ngoài thời Phật Pháp thịnh hành (thời kỳ mà chúng sanh không biết được lời dạy của Đức Phật, nên không có đức tin vào Thiện Ác; về việc đạo đức, nhân qủa, tội phước, v.v…)
Vì thế, mà không có cơ hội gặp và được làm phước thiện Dana cúng dường đến những bậc có giới đức, các bậc chứng đắc Thiền định hay Thánh nhân, v.v…
Vì lẽ đó, nên đến khi quả lành trổ sanh, mặc dù sanh được về cảnh trời, nhưng về phước báu oai lực bị hạn chế – nên cũng đành phải chịu mặc cảm, và khuất phục trước những vị thiên có oai lực hơn mình vậy!
Đó là lý do mà mỗi khi có vị Thiên nam nào có nhiều oai lực hơn mình mới đến – là lẽ tự nhiên – buộc mình phải lui ra xa, để nhường chỗ cho vị ấy ngồi gần Đức Phật.
Vị thiên nam Indaka thọ sinh vào thời Đức Phật Thích Ca, tại Ân Độ, và đã được đặt bát Dana cúng dường đến Ngài A Nậu Lâu Đà (là bậc Thánh nhân A La Hán có giới đức trong sạch và cũng là bậc giỏi đệ nhất về Thiền định), dù chỉ có một muỗng cơm mà được tái sinh thành vị Thiên nam có được nhiều oai lực tại cõi trời Đạo Lợi.
Ngài A Nậu Lâu Đà là bậc thánh nhân A La Hán (có thể ví như là một ruộng phước vô cùng màu mỡ phì nhiêu mà Indaka đã gieo hạt giống vào), nên việc cúng dường đến Ngài, dù chỉ một muỗng cơm nhưng uy lực phước báu trổ sinh thật là sung mãn.
Do vậy mà Indaka trở thành vị Chư Thiên nam có nhiều phước báu thần thông, và nhiều oai lực thắng xa vị trời Inkura về các loại phước báu như:
Năm pháp hưởng thụ đối với sự an lạc của ngũ quan tại cõi chư thiên:
- Về hình sắc (thiên sắc);
- Về âm thanh (thiên âm);
- Về mùi hương (thiên hương);
- Về vị giác;
- Về xúc giác cùng với tuổi thọ dài, nhiều kẻ hầu hạ, sự sang cả về nhiều oai lực phước báu, v.v…
Vì cớ ấy, nên Ngài chỉ ngồi yên một chỗ nghe Đức Phật giảng Pháp đến lúc kết thúc.