Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hằng

Năm sinh: 10/10/1994

Điện thoại: 0933.465.736

Email: NguyenTTHang1010@gmail.com

Địa chỉ: 225 Lý Thánh Tông, Phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, TP.HCM

Sinh viên Y Khoa năm thứ 4 khoá (2013-2019)

Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (Tp. HCM).

(Trích đoạn kinh cảm, xúc động và trải nghiệm trong thể nhập vào dòng Ân Đức  Araham của Đức Phật

từ bài chia sẻ ấn tượng trong Thiền Định của Sinh viên Y Khoa Nguyễn Thị Thanh Hằng)

     Kính đảnh lễ Ngài Đại Đức Thiền Sư Khả Kính!

Kính thưa Chư pháp hữu cùng quý bạn hiền gần xa kính mến!

Khi con ngồi thiền, khoảng 15 phút đầu, con còn phóng tâm, sau đó hôn trầm, như gục đầu một cái, con giật mình. Và từ đó bắt đầu chánh niệm “Araham, Araham”.

Cảm thọ đau nhức sinh khởi. Con cố vượt qua thì nó càng đau. Niệm càng nhanh trong họng nhưng ‘tâm thì cứ hướng muốn diệt cái đau nhức ấy!”. Lắm lúc đau quá, đuối sức, con niệm chậm lại để lấy hơi.

“Ủa! mà cái đau này chẳng phải của mình đâu! Cần gì phải chấp, không phải của mình thì cần gì phải vượt qua cơ chứ! Đức Phật dạy rồi, mà Đại đức cũng thường lưu ý nhắc nhở hoài rồi cơ mà!”.

Như một sự giật mình tỉnh ngộ trong con!

Thế là kể từ lúc đó, đau thì kệ nó đau. Việc của con là chánh niệm vào dòng Araham liên tục giữ cho không gián đoạn. Tuy còn cảm thọ đau, mà con thấy an vui lắm, ung dung tự tại: “kệ nó”!. Đến đúng 1 giờ 30 phút, tín hiệu xả thiền.

*****+*****

Thời giờ đi kinh hành liền sau đó, con thấy vui lắm! Một niềm vui quả thật là khôn xiết khó tả lắm. Con như người bắt gặp được chiếc chìa khoá của kho báu vật đã bị thất lạc lâu ngày với âm thanh:

“Cần gì đâu phải chấp. ‘Cảm thọ đau’ này đâu phải của mình đâu mà phải vượt qua!” cứ văng vẳng trong con.

“Ờ, sau khóa thiền này về, nếu gặp phiền não nào cũng vậy, kệ nó. Nó không phải của mình, đâu cần phải vượt qua, kệ nó!”.

Trong con trào dâng lên niềm vui khôn tả, vui ơi là vui! Con như muốn nhảy chân sáo, múa ba lê xoay vòng vòng nữa kìa…. Mà sao có thể làm được nhỉ?

Trong khi miệng phải tịnh khẩu, lục căn chế ngự nghiêm phòng, hai tay nắm lại rồi, mắt phải nhìn xuống dưới đất cơ! Nên con đành phải kiềm lại, dù không gian không thể nhảy múa được. Mà con vui lắm, miệng cứ mỉm cười hoài…. Ôi! Ai có thể hiểu thấu niềm hạnh phúc, sự vui sướng của lòng con trong lúc này cơ chứ!

Ôi! Vi diệu thay! Uy linh thay! Ân Đức Vô biên chẳng thể nghĩ bàn của đấng trọn lành!

*****+*****

* Ngày thứ ba:

Sáng (thời tọa thiền 4h sáng): Con bị hôn trầm, dã dượi là chủ yếu, 15 phút cuối, cảm thọ đau khởi sinh. Tín hiệu chuông báo đã đến giờ xả thiền, đi kinh hành rồi ăn sáng, nhưng con quyết định không xả thiền. Bởi vì: “Lòng tri ân và cúng dường cao thượng nhất đến với Đức Phật là sự vâng giữ và hành theo pháp bảo”.

“Phải quyết tâm nỗ lực nhẫn nại để đối diện, nhìn rõ cái đau, cái sự kết tinh của nghiệp chướng phiền não này một lần. Để rồi sau này ta vĩnh viễn không còn bị nó hành hạ mãi nữa! Nếu không, hễ cứ mỗi lần đau, mà nghe tín hiệu xả thiền mình lại xả, thì chẳng lẽ mình lại phải bị nô lệ cho nó hoài sao??? Không! Mình không thể nhu nhược, yếu hèn chấp nhận làm nô lệ cho nó mãi được! Mình phải quyết đối diện, nhìn rõ cái đau đớn phiền não này cho bằng được, chết thì thôi chứ mình không xả thiền!”.

Con chánh niệm liên tục vào dòng Ân Đức  Arahan cao thượng. Nhiều lúc dốc sức chiến đấu, cảm tưởng giọng Arahan liên tục gồng trong họng, trong ngực con. Cảm giác thân thể con càng lúc càng đau, đau cơ và đau xương ở chân phải. Cảm giác đau giống như các câu chuyện kể trong các tác phẩm văn học về các chiến sĩ:

“Bị bọn giặc tra tấn, lấy khẩu khai, chúng trói tay và thân mình ngồi trên ghế. Xong tên giặc ác ôn vừa kéo vừa xoắn vặn chân phải, đến nổi khớp chân trái muốn rời khỏi ổ khớp. Da thì bị xé căng, xương chân thì nứt gãy!”.

Còn mình thì giống như chiến sĩ cách mạng, quyết chết thì thôi chứ không đầu hàng! Hoặc giống như mình đang xoắn xé đùi gà ra khỏi thân nó vậy. Từ chỗ tiếp xúc nhẹ của hai chân, khi để chân trong chân ngoài. Mà thật ra đó là cái ống quần phải chạm nhẹ vào khủy chân phải thôi. Nhưng cảm tưởng như là từ điểm đó, ai đóng đinh vào chân phải, tạo đường nứt nứt nứt… Ôi con gồng chống và cứ mãi chánh niệm liên tục Arahan. Mệt và đuối sức quá!

*****+*****

Nhưng con lại nhớ “Định”, là sự: “BÌNH TĨNH, UNG DUNG”.

Con tự nhủ: À, mình bình tĩnh nào. Cứ ung dung tự tại nhìn rõ phiền não thôi. Thì đằng nào trước sau gì mình cũng phải chấp nhận nó thôi! 30 phút, 1 tiếng …. Mình đã nguyện không xả thiền đến khi nào nhìn rõ nó thôi!  Vậy cần gì phải vội (!?)

Rồi con buông xả. Con đưa tâm về trạng thái ung dung, thong dong như chưa từng có việc gì xảy ra. Và việc chính của mình là sự chánh niệm trên dòng Ân Đức  Araham, Araham…. Đau kiểu gì là việc của nó thôi!

Nhờ vậy mà  nhiều cảm thọ sinh khởi liên tục, rồi thay đổi liên tục…. Tâm con dần dần vượt qua, thêm một phút, rồi thêm một phút, lại thêm một phút nữa v.v… Rồi cứ vậy, đến lúc tâm con khởi lên:

“Mình phải xả thiền ăn sáng, vì thọ giới không ăn sai giờ. Nếu mình không đi ăn sáng thì mình có phải người thiện trí biết quân bình được sức khỏe để hành thiền hôm nay không? Ơ! Mà Đức Phật khi hành bồ tát ở dưới cội cây, ngài ngồi thiền quyết thành Phật, 6 năm lận cơ mà! Nhịn ăn 6 năm lận, mưa gió vẫn không xả thiền cơ mà! Mình nhịn một bữa sáng, xả ly vậy thì có nhằm nhò chi, không chết vì đói đâu! Nếu có chết, thì cũng giống với lời chơn thật của anh nông dân làm thuê (tiền thân Ngài thời còn hành Bồ Tát đạo) đã phát nguyện thọ Bát Quan Trai, không ăn sai giờ. Khi bạo bệnh anh vẫn quyết không ăn để giữ lời chân thật, thì dù chết cũng được quả lành thù thắng kia mà!

Sau khi dòng suy niệm về đức tính cao quý ấy được khởi lên trong con, như một sự sách tấn của Đấng Đại Hùng. Và tăng thêm sức mạnh cho con!

Do vậy, nên con quyết định không xả thiền. Cho đến khi thấy rõ phiền não tận cùng của những cơn đau nhức đó sẽ đến đâu? Cho dù nếu có phải ngồi hết sáng nay, trưa nay hay cả ngày hôm nay con cũng chịu Chết thì thôi!

Mỗi khi ung dung lấy lại bình tâm, khi con tác ý chánh niệm đối diện với phiền não nơi nào, thì lập tức chỗ đau đó run lên. Như nó đang muốn biến hình, trá dạng để lẩn tránh con vậy!

Run chân phải, rồi run chân trái, rồi run cả hai chân, rồi run đập mạnh. Càng lúc càng mạnh nghe tiếng đập “phạch, phạch”, chấn động cả thân thể con…. Rồi dần dần dịu lại. Cảm giác đau ấy giảm hơn khoảng 5-10%.

Cứ vậy, cứ vậy, … Mỗi khi con tác ý chánh niệm liên tục trên dòng Ân Đức  Arahan và quyết đối diện phiền não đó cho tận tường, chết thôi! Run chân, rồi thân người con lắc. Lắc nhẹ, rồi lắc hai vai, lắc mạnh hơn…  Kinh cảm, con nhớ ơn Ân Đức  Phật, nhớ ơn tâm huyết của Ngài Thiền Sư, Sư cô Bi Nguyện và ban tổ chức, con khóc nấc.… Vậy là cứ run, khóc, lắc, giật, ngồi im luân phiên…. Rồi lắc đầu, lắc đến nỗi con cảm thấy áp lực kéo cả cơ miệng qua lại như phim chiếu chậm… Tuy lắc run dữ dội vậy, nhưng con thấy an vui lắm, lòng con hân hoan lắm. Con tin chắc chắn mình sẽ chiến thắng nó!

Ôi! Sắp ca khúc khải hoàn rồi! Mọi phiền não trá hình, ẩn nấp dưới đủ mọi dạng đau đớn này. Nó tựa hồ như Ma Vương bị phát hiện ra nơi ẩn nấp…. Và sắp sửa bị sức mạnh uy linh của Ân Đức  Araham tống khứ ra khỏi sào huyệt của mình! Nên chúng ra sức đe doạ ta, tấn công con bằng những cơn đau đớn hung bạo nhất mà nó có thể. cũng như kích động, thúc đẩy, xúi dục con bằng nhiều lý do, lý lẽ xác đáng quan trọng v.v…  mà nó cho xả thiền là chính đáng, là cần thiết, là tốt nhất!

Và có lẽ vì lý do đó, mà đã khiến con hàng bao lần khởi tâm muốn bỏ cuộc tu! Nhưng giờ đây nó sắp đầu hàng mình rồi! Nó sắp đầu hàng rồi! Nhưng than ôi! Không! BTC sợ con bị tẩu hỏa nhập ma, vì họ thấy con ngồi run và lắc qua lắc lại ghê quá! Nên giữ người con và nhắc nhở con nên xả thiền! Nên xả thiền!!!

Con đấu tranh tâm lý lắm! Vừa tiếc nuối vì mình không được thực hiện lời nguyện cho trọn vẹn! Nhưng thôi. không xả thiền thì không vâng lời đề nghị của BTC và mình không được cưỡng cầu, tùy duyên thôi! Suy nghĩ như vậy khởi lên trong con và con quyết định xả thiền trong tâm trạng luyến tiếc và miễn cưỡng!

*****+*****

Vừa xả thiền, bất giác con vỡ òa lên nức nở! Vì những đấu tranh tâm lý. Và vì cả những kinh cảm thiêng liêng từ uy linh Ân Đức Araham của Phật đã chuyển hoá thật nhiều phiền não trong con qua thời tọa thiền này!

BTC nhắc con nên gia tăng chánh niệm điều phục thân tâm! Để không bị run giật ghê như vậy. Và để phòng ngừa thế giới khác họ có thể lợi dụng nhập vô mình! Nghe vậy con cũng hoảng lắm!

Thật ra, con thấy mình có chánh niệm liên tục một cách cao độ trên dòng Ân Đức Araham. Và thấy rõ phiền não trá hình và ra sức phản công con dưới nhiều hình thức đau nhức khác nhau…. Chúng như Ma Vương đã và đang trên đà sợ hãi trước uy lực của Ân Đức Araham và sự tinh tấn với trí tuệ nơi Tâm con. Nên chúng chuẩn bị rút quân tẩu thoát cơ mà!

Con thấy rõ rằng nội tâm con rất được an vui. Niềm hân hoan dâng trào lên lòng kinh cảm và biết ơn đến Đức Phật và tất cả … cơ mà! Có người bảo con: “Tinh tấn quá như vậy là tâm tham, mà tâm tham là tâm của Ma Vương!”.

Ôi! Thật sự con ngỡ ngàng! Con cảm thấy như ngọn lửa tinh thần đang cao độ của con bị tưới lên một khối nước lạnh khổng lồ, để dập tắt ngọn lửa tinh thần bất khả chiến bại của con: “Ngọn lửa tinh thần của người lính, thề một lòng quyết sống chết với quân thù luôn vậy!

Con thấy thắc mắc lắm! Phân vân lắm! Bởi vì sao?

Vì ngài Thiền Sư đã thường nhắc nhở: “Tinh Tấn, nỗ lực hết mình, chết thì thôi luôn mà! Sao giờ lại là tâm tham của Ma Vương gì ở đây nữa cơ chứ!”.

Con tự hỏi: “Không biết có giới hạn cho sự tinh tấn không? Có đúng như vậy là tâm tham, tâm bất thiện và không nên tinh tấn không?”.

Con xin được trình pháp với ngài Thiền Sư, để nhờ sự giải đáp cho những thắc mắc ấy. Nhưng do chưa thuận duyên nên chưa được!

Con đến gần bàn thờ Phật, bất giác ôi! Bỗng con nhận ra: “A! Đức Phật đang là bức tượng ngồi yên đây, Ngài ngồi thiền nhưng không nhúc nhích, đâu có run giật như mình. Vậy nên mình cần chánh niệm huân tập thân để ngồi yên không nhúc nhích như Ngài. Và mỉm cười như hình dáng Ngài trong bức tượng đây.”

*****+*****

Quay lại thời hành thiền tiếp theo, con ghi nhớ bức tượng Phật. Và thời thiền ấy con không còn lắc như vậy nữa! Cũng không đau dữ dội như vậy, nhẹ nhàng. Đến khi có tín hiệu 1 giờ 30 phút, con tác ý xả thiền vì sợ mình tinh tấn sai cách sẽ là tâm tham – tâm của Ma Vương!

Sau đó được gặp Đại Đức dạy: “Khi có gì thắc mắc chỉ nên hỏi thầy dạy mình, chứ không cần phải hỏi ai cả, vì có thể họ không hiểu, hơn nữa vì có thầy của mình ở đây cơ mà”!

Đức phật dạy, Này Chư Tỳ kheo:

“Nếu sự kinh hãi, sự run sợ, sự rùng mình rợn tóc gáy… phát sinh lên đối với các con ở nơi thanh vắng, dưới cội cây trong rừng sâu… Khi ấy các con chỉ nên niệm tưởng đến Chín Ân Đức của Như Lai … Niệm Ân Đức  Araham của Đức Phật thì phi nhơn, ngạ quỷ đã phải tránh xa rồi. Hơn nữa, đối với người thọ 10 giới như quý hành giả trong khóa thiền niệm Ân Đức  Arahan như vậy, thì ai mà nhập cho được! Trạng thái rung lắc đó chẳng qua là một dạng tiền khiên tật – ảnh hưởng bởi thói quen của mình trong nhiều kiếp trước thôi!”.

Vậy là Sư đã giải đáp được nỗi e sợ trong lòng con! Hơn nữa Đức Phật đã dạy cho Ngài Đại đức Ananda rằng: 100% thành công của người học trò là ở bậc thầy cơ mà! Nên phải tin tưởng thầy, không được hoảng sợ nữa! Tuyệt đối tin tưởng vào Tam Bảo thôi!.

* Trưa ngày 3:

Tắm rửa khi thức dậy, sau giờ nghỉ trưa, tinh thần con sảng khoái, phấn chấn hẳn. Đi kinh hành khoảng 15-20 phút trước khi vào thiền tọa.

*****+*****

* Thiền tọa:

Quán về hình ảnh Tượng Phật ngồi yên, con không còn rung lắc dữ dội nữa. Chỉ đau mức độ vừa ở khớp chân phải và đốt sống thắt lưng. Rồi tê nguyên cả chân phải.

Khi nhớ đến câu: “Tất cả các pháp là vô thường, có trạng thái sanh lên rồi diệt, diệt rồi sanh… một cách tự nhiên theo quy luật tất yếu của nó!”, sau khi quán niệm về chân lý như vậy, thì chân tự động giảm tê dần dần, rồi con nghe như được thổi phồng từ chân lên toàn thân, cảm giác như bơm kinh khí cầu, căng phồng… rồi sau đó trở về trạng thái bình thường, đốt sống thắt lưng đang đau nhói, ban đầu con thấy dính mắc và bị chấp chặt vào sự khó chịu cảm thọ đó, nhưng rồi kế đến con tự nhủ:

“À, khoan nào!  Bình tĩnh, ung dung tự tại khi nhìn thấy phiền não, bình tĩnh, ung dung tự tại khi nhìn thấy phiền não!”.

Đốt sống lưng đột nhiên không còn đau nữa, cảm giác như đang tựa lưng vào gối tựa bằng bông gòn mịn hay bằng đám mây vậy. Ôi, sao mà dễ chịu và thoải mái quá!

Một trạng thái hạnh phúc dâng tràn thiêng liêng quá đỗi! Con ung dung, con tự tại, con sướng vui, tận hưởng nguồn bình an, tịnh lạc… một cảm giác mà chẳng thể tìm nơi nào ra được trên thế gian này!

Thật là thích! Lúc con xả thiền, thì 2 tiếng 30 phút đã trôi qua một cách nhanh chóng trong nguồn hạnh phúc thiêng liêng vô bờ bến nơi tâm hồn con.

Quả là xúc động thay! Lời dạy từ Ân Đức  Cha lành của Ba ngàn thế giới, dù đã hơn 2500 năm rồi, như hãy còn vang vọng mãi trong mọi nơi, mọi lúc, trong lòng những người con tầm cầu hạnh phúc bình an và hướng về đỉnh tột cùng của chân thiện mỹ, đúng như lời dạy của Ngài mãi lưu truyền trong kinh điển Pali:

“Attahi attano natho.

Kohi natho parosiya;

Attana va sudantena;

Nathan lapatidonlapan.”

(Dhammapada)

“Tự mình là vị cứu tinh.

Tự mình nương tựa vào mình tốt thay!

Nào ai cứu được mình đây.

Ra công rèn luyện đêm ngày cho chuyên.

Tìm ra điểm tựa khó tìm”.

(Kinh pháp cú)

* Kinh hành:

Con thấy từ hôm qua đến nay, con hay bị nhức mắt và con kịp thời nhận ra là có lẽ do tâm mong cầu của con!

Nhận ra là do mình đang mong cầu ánh sáng, tự nhủ các thời tọa thiền sau không được nheo, nhắm ghìm mắt mà phải nhắm mắt thật tự nhiên! Con thấy con đang nóng vội mong cầu pháp, nên con nhắc nhở mình:

“Hãy để các pháp tự nhiên, tất cả các pháp là tự nhiên, tuân theo quy luật tự nhiên, không mong cầu, không chối bỏ và cũng không xua đuổi chúng!”.

Ngài Thiền Sư thường dạy:

“Nỗ lực hành thiền là việc của ta, ánh sáng hay kết quả gì… đến là việc của pháp”.

Con duy trì và liên tục đặt tâm trên dòng niệm Arahan, Arahan, Arahan… vậy là vừa đi kinh hành, mà dòng arahan cứ liên tục trong tâm con, tựa như được gắn trong cỗ dệt lụa bằng tay, mềm mượt, đều đặn liên tục không dứt quảng, chứ không phải thô ráp, móc nối các mắc như dây xích xe.

* Thiền đứng:

Khi kinh hành, dường như tâm con luôn luôn bám sát trên dòng niệm Ân Đức  Araham của Phật, khi tâm con dần dần chìm vào trạng thái, an lạc, tĩnh lặng,… tĩnh lặng, tĩnh lặng dần chìm sâu hoà nhập trong dòng suối nguồn bất tận của Âm thanh Araham, Araham, Araham,…

Trong tư thế Thiền Đứng, thế rồi nguồn ánh sáng, bắt đầu phát sanh sáng dần dần lên và như tập hợp khắp vùng trước mặt con, lúc ấy con có cảm tưởng như dải Araham – Araham đang liên tục bao vòng khắp thân thể con, bỗng nhanh hơn, liên tục hơn càng lúc năng suất nhanh, nhanh, nhanh …, như công suất của nhà máy công nghiệp cực kỳ lớn, rồi theo tốc độ đó, ánh sáng cùng dải lụa Araham ấy càng lúc to với độ lớn vòng khắp người con, sau đó dần dần thu nhỏ lại bằng hạt nhỏ xíu bay thẳng vào tim con, ở vị trí nút xoang giữa trái tim con. Rồi ánh sáng chiếu từ góc tim bên phải, chiếu lên sáng rực trắng xoá vùng Trái Tim, lồng ngực và mặt, rồi đến điểm nút xoang.

Con nhớ đến lời Ngài Thiền Sư dạy:

Thiền giúp phát triển sức khoẻ của thân thể và có thể chữa được nhiều loại bệnh lý… Mà con đang bị mọc răng khôn, đau nhức làm mấy ngày nay há miệng ăn uống cũng khó khăn!

Con khởi tâm tác ý, nhờ ánh sáng này chữa bệnh viêm răng thử xem sao. Thì ánh sáng từ nút xoang đó di chuyển về vị trí răng đau, trắng như xóa trắng một vùng răng. Xả thiền ra, con không còn cảm giác đau nhức răng nữa đến hết ngày hôm đó.

(Kính mời quý đọc giả đón đọc tiếp Phần 2)

– – – – – – – Sadhu! Sadhu! Sadhu! – – – – – – –